Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

năm đức tin

Hy vọng gì ở năm đức tin

 

Chí ít chúng ta đã đi được gần nửa đường của năm đức tin, thiết nghĩ việc dừng lại một chút trước khi tiếp tục dấn bước là cần thiết.

Chúng ta đã được gì trong năm đức tin ??

Một lễ khai mạc hoành tráng?

Các bài giảng, logo, bích chương;

các buổi học hỏi, phát hành kinh& sách;

các cuộc hành hương, các buổi tĩnh tâm và còn nhiều nhiều nữa…

 

Lòng chúng ta đã thấy xao động,

tâm hồn hình như được nâng lên,

một quyết tâm bùng phát hay

một ước muốn mãnh liệt thay đổi [ có thể là cả thế giới]...

 

Nhưng phải chăng bây giờ chúng ta lại tự thấy rằng: "mọi sự đều chóng qua"và "mọi việc hình như lại đâu vào đấy"

 

Đời thường ta vẫn thấy nhiều người học đàn, trăm người học vẽ, ngàn người học võ... ban đầu hăng say nhưng chỉ những ai vượt qua "cơn khủng hoảng nửa chừng"mới có chỗ đắc dụng sau này.

Ban đầu, cứ ngỡ càng học càng giỏi .

Sau này, mới biết càng học càng ngu …

Đời sống đạo của ta cũng thế, cả trong năm đức tin ??

Vì sao vậy?

 

Chúng ta đang làm nửa vời.

Chúng ta vào nhà thờ mà vẫn nghe điện thoại, vẫn lo công việc bên ngoài. Xác ở đấy nhưng lòng trí thì lại xa Chúa.

Chúng ta chân trong chân ngoài và tự hào mình khôn,

Chúng ta làm tôi hai chủ để mong được cả đời này lẫn đời sau,

Chúng ta thích phục vụ vừa Thiên Chúa, vừa tiền tài,

Chúng ta cố gắng làm điều này mà không bỏ cả điều kia.

Chúng ta đã nửa vời khi thấy cái rác trong mắt anh em mà lơ đi cái xà trong mắt mình.

Chúng ta xét mình, tự vấn lương tâm hằng ngày nhưng cả "răng giả" cũng chưa lắp vào nên đâu thấy cắn rứt gì!...

Các thánh lễ của nhiều người"thiếu trước hụt sau".

Điều mà Giáo Hội và chúng ta tuyên xưng như là phần quan trọng nhất, là đỉnh cao và nguồn mạch đời sống giáo hội lại bị cắt xén không thương tiếc.

Bao nhiêu nam thanh nữ tú đi lễ bên ngoài nhà thờ?

Bao nhiêu người đi lễ để tìm bài giảng đánh động, ca đoàn hát hay hoặc khung cảnh ấn tượng?

Chúng ta luôn rước lễ nhưng chuẩn bị và cám ơn thì không!

Mời các bậc vị vọng , trưởng thượng vào nhà mà không dọn dẹp, sửa sang gì. Chào hỏi qua quít, rót nước xong rồi cho quý vị "ngồi chơi xơi nước" theo đúng nghĩa đen.

Còn mình thì mải lo những chuyện không đâu.

Chúng ta đối xử bất công như vậy với Chúa hoài.

Chúng ta hứa nhiều với Chúa nhưng ngại thực hiện hay rùi rắng cho qua. Đôi khi lại còn tự nhủ rằng lời hứa lúc sốt sắng Chúa không chấp.

Chính tôi cũng "đạo đức nửa vời" nếu lên mặt dạy dỗ các bạn.

Chính tôi phải đấm ngực trước :"lỗi tại tôi mọi đàng"

Nhiều người sau một quãng thời gian dài sống nửa vời , hai mặt phải than: "Bây giờ mới biết đạo đức [hạnh phúc] luôn đeo mặt nạ….

 

Tất cả các bậc thầy từ thánh Antôn tu rừng cho đến T. Merton đều coi trọng việc cầu nguyện. Cầu nguyện là oxygene của đời Kitô hữu mà.

Lúc nào cũng ở trong tình trạng kết nối với Chúa.

Sống mối thân tình thực sự...

Chắc chắn khi làm được điều này ( nghĩa là sự cầu nguyện đích thực), đời sống chúng ta sẽ khác xưa, sẽ được biến đổi.

Chắc chắn Chúa sẽ làm điều đó không chóng thì chày.

Các bậc thầy về linh đạo luôn quả quyết: cuộc sống không thay đổi là vì chúng ta chưa thực sự cầu nguyện đích thực.

Tiếc thay chúng ta thường cầu nguyện nửa vời và kết nối với Chúa cũng lửng lơ thôi.

 

 

Trong tuần thánh này, Chúa yêu đến cùng và cũng muốn ta đi đến cùng của Tình yêu, của con đường, của sự Thật, của sự Sống.

Một nửa tình yêu bạn có chịu không

Một nửa sự thật bạn có thỏa mãn không

Một nửa hạnh phúc bạn có chấp nhận không

Bạn có trông chờ một nửa hy vọng hay

Bạn có ao ước sự tín trung một phần?

Nhìn lại đời sống các thánh tử đạo VN, quả thật đáng khâm phục lắm thay!

Thánh  Giuse Nguyễn văn Lựu nói:

"Đạo đã nhập vào xương tủy tôi, làm sao tôi có thể bỏ được."

Tôi xin trích đoạn truyện thánh Phanxicô Cần. Có nhiều người tỏ lòng thương hại thầy. Quan khuyên thầy Phanxixô Cần bước qua Thập Gía, thầy cương quyết từ chối. Lính khiêng thầy lên đặt vào ảnh Chúa, thầy ôm chặt lấy Thánh Giá và la lên: "Tôi không đạp lên ảnh Chúa đâu''. Một số giáo dân bỏ đạo nói: "Tội nào Chúa chẳng tha, Phêrô chối Chúa ba lần mà còn được làm thủ lãnh Giáo hội''. Người khác lừa dối, cha Liêu nhắn thầy cứ bước qua Thập Gía, rồi sẽ liệu sau. Họ còn đe dọa Nếu thầy không nghe quan sẽ làm khổ cả làng đó. Nhưng tất cả đều không xoay chuyển nổi ý chí sắt đá của vị chứng nhân Đức Kitô. Thầy quả quyết: "Dù thiên thần xuống bảo tôi bỏ đạo, tôi cũng chẳng tin. Dù kính trọng cha Liêu, tôi không thể sai lạc điều đó được. Hơn nữa, tôi biết chắc ngài không ra lệnh cho tôi làm như vậy. Còn với giáo dân, tôi thương mến thật, nhưng cũng không vì họ mà xúc phạm đến Chúa''.

Quan Tổng trấn khuyên thày nhắm mắt bước qua Thập Giá. Thày nói: "Mắt thì nhắm được, chứ lòng trí khôn không thể nhắm được, nên tôi chẳng làm". Quan lại cho xếp chéo hai khúc gỗ và nói: "Đây không phải ảnh Chúa, gỗ này cũng chưa được làm phép, cứ bước qua đi sẽ thoát chết". Nhưng thày không làm vì biết đó là dấu hiệu chối đạo.

Truyện thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu kể rằng, lúc nhỏ ngài cho cha mình tất cả trừ 1 món đồ chơi bé xíu giấu sau lưng.

Nhưng khi ngài vào dòng kín thì khác hẳn. Ngài dâng cho Chúa hết:

Không giữ lại bất kỳ điều gì dù nhỏ nhặt nhất.

 

Tất cả các thánh không bao giờ là người nửa vời,

Là người bắt cá hai tay,

Là người làm tôi hai chủ,

Là người đúng núi này trông núi nọ...

 

Ở sách cuối của Thánh Kinh ta đọc thấy:" Ta biết các việc ngươi làm: ngươi chẳng lạnh mà cũng chẳng nóng. Phải chi ngươi lạnh hẳn hay nóng hẳn đi! Nhưng vì ngươi hâm hẩm chẳng nóng chẳng lạnh, nên Ta sắp mửa ngươi ra khỏi miệng Ta" Kh 3,15-16

Ai cũng biết chuyện đàn chó đuổi thỏ của cố hồng y C. Martini: sau lúc ban đầu hăng hái cuối cùng rơi rụng dần và chỉ còn lại 1,2 con quyết tâm săn đuổi đến cùng thôi. Tại sao ư? Vì chỉ có 1,2 con nhìn thấy thỏ, cả bầy đàn theo sau chỉ làm theo "phong trào".

Lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, xin đoái nhìn chúng con, xin tỏ nhan thánh Chúa, thì chúng con sẽ được rỗiTV 79,4

Xin Cho con luôn nhận ra và dõi theo Thánh Nhan Chúa trong mọi nơi, mọi lúc, mọi việc, mọi thành công, thất bại... và nhất là trong mọi thánh giá đời thường.

Chúng con là con người Chúa đã tạo dựng từ bùn đất.                      Chúng con thường ngây thơ nghĩ rằng Chúa thương chúng con         Chúng con nghĩ đơn giản là Chúa yêu thương vô cùng và chỉ muốn điếu tốt lành cho chúng con.

Chúng con khó chấp nhận điều hiển nhiên là vì yêu thương Chúa cũng gửi cho chúng con thập giá, thất bại, đắng cay...

Vâng lạy Chúa, chắc chắn ngày hôm nay Chúa yêu thương con hơn ngày hôm qua bằng cách để chúng con đối diện với những thử thách và thánh giá lớn hơn, nhiều hơn hôm qua.

Ước mong sao trong ngày [ các bạn mỗi người cũng có những ước mong khác nữa]

Thứ năm tuần thánh chúng ta chiêm ngắm và bắt chước Chúa:               Chúa yêu cho đến cùng , dù có phải chết trên Thập giá.

Thứ sáu tuần thánh chúng ta kiên trì cùng vác thánh giá với Chúa

Thứ bẩy tuần thánh chúng ta được ngẩng cao đầu cất bài ca Halleluia

Amen

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

co ai biet chuyen nay ?

La papesse Jeanne est un personnage légendaire qui, au IXe siècle, aurait accédé à la papauté en dissimulant son sexe féminin. Son pontificat est généralement placé entre 855 et 858, c'est-à-dire entre celui de Léon IV et Benoît III, au moment de l'usurpation d'Anastase le Bibliothécaire. L'imposture aurait été révélée quand elle aurait accouché en public lors d'une procession de la Fête-Dieu. Un rite, tout aussi légendaire, aurait été instauré par l'Église catholique pour éviter que cette mésaventure ne se reproduise : lors de l'avènement d'un nouveau pape, un diacre (ou le plus jeune des cardinaux) serait chargé de vérifier manuellement, au travers d'une chaise percée appelée sedia stercoraria, la présence des testicules, et s'exclamerait « Duos habet et bene pendentes » (« Il en a deux, et bien pendants »), ce à quoi le chœur des cardinaux répondrait : « Deo gratias » (« Rendons grâce à Dieu »)[1].

Nữ giáo hoàng JEANNE là 1 nhân vật nổi tiếng đình đám vào thế kỷ thứ 9 , nhờ giả trai nên đã được bầu vào ngôi vị giáo hoàng (hê hê hê giống Chúc Anh Đài quá ...) , đăng quang từ năm 855 đến 858 , khoảng giữa 2 đức giáo hoàng Léon 4 va Benoit 3 , bà xâm nhập vô vatican do cậy nhờ vào thế lực của 1 người làm lớn bên trong thời ấy (tên "Anastase le Bibliothécaire") .Chuyen chỉ bị đổ bể ra khi bà sinh hạ 1 em bé ngay giữa đám đông trong 1 buổi cữ hành lễ quan trọng "Fête-Dieu" (chắc vì lễ quá dài mà ...) . Từ đấy trở đi 1 "giáo luật" mới được hình thành bởi giáo hội để tránh chuyện "tày đình" tiếp tục xảy ra : trước khi tấn cử 1 tân giáo hoàng , 1 thầy sáu (hay vị hồng y trẻ tuổi nhất) có nhiệm vụ kiểm soát bằng tay , qua 1 chiếc ghế có khoét 1 lỗ (ngay chỗ đó) tên là "sedia stercoraria" (dĩ nhiên có ổng khg mặc quần ngồi trên đó...) , khi thấy đầy đủ 2 trứng... , thì xướng lên « Duos habet et bene pendentes » (có 2 quả đầy đủ rồi ạ ) , chỉ chờ có thế các hồng y khác sẽ đồng xướng lên « Deo gratias » (Tạ Ơn chúa .........)

Chuyện có thiệt , ex tui chỉ là người dịch thuật thôi đấy nhé ,

BONNE PÂQUES !

Toan Thang

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2013

re: thông tin

Thưa anh em
Chiều qua đại diện lớp đã đi thăm Ex Dụng 770 tại bệnh viện 115.
Danh tướng mời anh em đi uống cà phê. Rất khỏe mạnh và tỉnh táo ex Dụng 770 còn châm chọc anh em nhiều điều. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên anh em thấy bạn mình mặc đồ bệnh viện, chân còn đi vớ giữa trưa hè.
Ex Dụng bị sạn túi mật nhưng là dạng sạn bùn cho nên chỉ gây sốt mà không đau dữ dội: bệnh viện quyết định cắt luôn túi mật!
Vì trước đây Ex Dụng đã mổ cắt bao tử 1 lần. Cho nên lần này không thể mổ nội soi mà phải mỗ thông thường.
Exa 770 cho biết là ex Dụng 770 vào phòng mổ lúc 11h AM , hiện đã mổ xong đang nằm cách ly ở hậu phẫu và đang chuẩn bị được đưa ra ngoài.
Hôm qua anh em cũng đến chia buồn và phân ưu với ex Khải 787 về sự ra đi của nhạc gia. Chiều nay có lễ an táng cụ Antôn Maria, vì DR ở cùng xứ nên mới đi thông công về.
Gia đình Ex Dụng 770 và Ex Khải 787 thành thật gửi lời cảm ơn toàn thể lớp 68 
Kính chúc anh em một tam nhật thánh sát bước Đức Kitô Phục Sinh.
Ex 772



Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

RE: danh tuong, phac phu và máy cao su!

Se tap trung de di tham vieng.

 

Về máy cao su thì quên add cái link: http://tuoitre.vn/Ban-doc/539520/may-bay-hai-lua-xuat-ngoai.html       

nhớ đọc phần ở dưới nói về máy lọc thu cao su sạcch từ cao su bẩn. máy quet gom lá caosu…: trích đoạn:

Khi người trồng cao su lo lắng mùa khô lá rụng nhiều chỉ cần bất cẩn thì cả vườn cao su bạc tỉ sẽ có nguy cơ cháy. Vườn cao su 5ha phải cần đến 10 người quét gom lá trong một ngày. Với hàng ngàn hecta cao su như hiện nay thì không thể tìm đâu ra người để làm. Nhận được lời đặt hàng, ông suy nghĩ, bắt tay vào chế tạo. Và chiếc máy thổi lá cao su đã ra đời. Chỉ cần một người một máy có thể thổi lá cao su ra khỏi gốc cây và gom lại thành hàng thẳng tắp với công suất 25 ha/ngày.

Chưa hết, nhiều người đặt hàng chế tạo máy tận thu mủ cao su lẫn trong đất cát. Sau một thời gian ngắn, ông đã khiến nhiều nông dân vui mừng khôn xiết khi cho ra đời máy "giặt" mủ cao su. Mỗi giờ máy "giặt" được 800kg mủ. Lợi ích kinh tế ở chỗ: 1kg mủ bẩn giá khoảng 9.000 đồng, sau khi "giặt" sẽ cho ra 0,5kg mủ sạch với giá khoảng 22.000 đồng/kg, giúp nông dân thu lợi hàng tỉ đồng mỗi năm...

 

 

_______________________________

Phuc Nguyen (Mr.)

Skype: nguyenphucvn

MP: 0903802975

 

From: Du Sinh [mailto:dusinh@gmail.com]
Sent: Monday, March 25, 2013 3:27 PM
To: Ex 757; Ex 758; Ex 759; Ex 760; Ex 761b; Ex 762; Ex 763; Ex 764; EX 767; Ex 768; Ex 770; Ex 773; Ex 775; Ex 777; Ex 778; Ex 779; Ex 780; Ex 781; Ex 784; Ex 785; Ex 786; EX 788; Ex 789; Ex 790; Ex 794; Ex 798; Ex 799; Ex 800; Ex 802; Ex 803; Ex 804; Ex 806a; Ex 812; Ex 813; Ex 815; Ex Luro; exluro 68; Exluro1968; Kim Loan
Subject: re: thăm viếng

 

Thưa anh em

Chiều thứ bẩy 23/03 Ex Dụng 770 bị sốt cao không rõ nguyên do.

Cấp cứu vào bệnh viện An Sinh thì được chuẩn đoán là sỏi túi mật: nằm phòng 106

Sáng nay, danh tướng đã chuyển qua bệnh viện 115 khu ngoại A, lầu 4, phòng 437 để chuẩn bị mổ

Xin anh em cầu nguyện cho danh tướng 770 gặp thầy gặp thuốc.

Chiều mai vào lúc 15h xin anh em nào có thể được tập trung tại 258 Nghĩa Phát , Tân Bình. 

Trước là đi thăm danh tướng 770 , sau đó là đi viếng nhạc gia của Ex Khải.

Được biết chiều 27/03 sẽ đưa cụ Antôn Maria đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Ex 772

 

PS: Ex Phúc ơi DR 772 không thấy cái máy gì về cao su hết.

re: thăm viếng

Thưa anh em
Chiều thứ bẩy 23/03 Ex Dụng 770 bị sốt cao không rõ nguyên do.
Cấp cứu vào bệnh viện An Sinh thì được chuẩn đoán là sỏi túi mật: nằm phòng 106
Sáng nay, danh tướng đã chuyển qua bệnh viện 115 khu ngoại A, lầu 4, phòng 437 để chuẩn bị mổ
Xin anh em cầu nguyện cho danh tướng 770 gặp thầy gặp thuốc.
Chiều mai vào lúc 15h xin anh em nào có thể được tập trung tại 258 Nghĩa Phát , Tân Bình. 
Trước là đi thăm danh tướng 770 , sau đó là đi viếng nhạc gia của Ex Khải.
Được biết chiều 27/03 sẽ đưa cụ Antôn Maria đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Ex 772

PS: Ex Phúc ơi DR 772 không thấy cái máy gì về cao su hết.

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

PHÂN ƯU

PHÂN ƯU

Mới biết tin Ông Cụ ANTÔN MARIA là Nhạc Phụ của bạn Khải 787 vừa an nghỉ trong Chúa.

Xin được sẻ chia nỗi niềm bùi ngùi thương nhớ Cụ ANTÔN MARIA cùng gia đình Khải và tang quyến.

Khấn nguyện Thiên Chúa từ bi và giàu lòng xót thương tha thứ lỗi lầm cho Cụ và sớm đưa Linh Hồn ANTÔN MARIA vào Thiên Đàng Vĩnh Phúc.

Gia đình Tuấn 813

TIN BUỒN

Anh em thân mến

Xin trân trọng thông báo với anh em :

Nhạc Phụ của Ex Trần Ngọc Khải 787 vừa mới qua đời sáng nay 
tại tư gia : 2 Nguyễn xuân Khoát, P. Tân Thành, quận Tân Phú, Saigon.

Xin anh em cầu nguyện cho Linh Hồn Antôn Maria được sớm hưởng hạnh phúc Thiên Đàng.

Ngày giờ lớp đi viếng sẽ thông báo sau.

Kính báo
Hữu Cầu 763

re:từ TGP Sai gon

http://www.tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20130322/20775

Đại chủng viện Thánh Giuse SG: 150 năm nhìn lại
Bài: Chiến-Sơn & Ảnh: Chức-Hân

WGPSG -- "Linh mục hiện hữu và hoạt động để loan báo Tin Mừng cho thế
giới và để xây dựng Giáo hội nhân danh Đức Kitô là Đầu và Mục Tử".
(Pastores Dabo Vobis 15)

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền nhân, vào sáng
19/3/2013, Đại Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (ĐCV) đã long trọng mừng
kính Thánh Cả Giuse - bổn mạng ĐCV - và kỷ niệm 150 năm thành lập.

Đến tham dự có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm - Giám mục phụ tá TGP
TP.HCM, Đức Ông Phanxicô Borgia Trần Văn Khả, Cha Etcharen - Nguyên Bề
trên Tổng quyền Hiệp hội Thừa sai Paris (MEP), quý cha trong Ban Giám
đốc, quý cha giáo, quý cha trong Tổng Giáo phận, quý tu sĩ nam nữ đại
diện các dòng tu, quý chức đại diện HĐMV các giáo xứ cùng quý thầy
ĐCV.

Khi bước chân vào tiền sảnh Hội trường Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn
(thuộc Trung tâm Mục vụ TGP), với bốn tấm pano lớn, mọi người đã được
giới thiệu về "Quá trình đào tạo linh mục" và "Ba thời kỳ hình thành
và phát triển ĐCV", kèm theo những tấm hình chụp từ năm 1878 đã giúp
người tham dự có cái nhìn khái quát về ĐCV trước khi vào tham dự buổi
hội thảo.

Lược sử hình thành và phát triển

Đúng 08g30, sau lời chào mừng của Cha Gioakim Trần Văn Hương - Giám
đốc ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn, Cha Phêrô Nguyễn Thanh Tùng đã trình bày
"Lược sử hình thành và phát triển ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn".

Qua những tư liệu và hình ảnh được chụp từ thế kỷ 18, Cha Phêrô đã
phác họa đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của ĐCV qua ba
thời kỳ:

- Thời kỳ tiền Chủng viện (1659-1863): Năm 1659, qua Sắc chỉ Super
Cathedram, Đức Giáo hoàng Alexandre VII đã chính thức thành lập Giáo
hội Việt Nam. Do bối cảnh chính trị xã hội và cuộc bách hại đang diễn
ra tại Việt Nam, các vị thừa sai đã thành lập Chủng viện Ayuthia tại
Thái Lan. Do thời cuộc, Chủng viện tiếp tục di tản đến nước Cao Miên,
Ấn Độ, Macao… để đến tháng 9/1775, Chủng viện Câu Quao được xây dựng
trên đất Việt tại Cà Mau. Qua nhiều lần thay đổi, đến cuối năm 1863,
Chủng viện được đưa vào nội thành Sài Gòn (nay là Nhà Truyền thống
TGP).

- Thời kỳ Chủng viện Sài Gòn được thành lập (1863-1960): Như vậy, trải
qua dòng lịch sử 200 năm đầy biến động, từ khi Đức cha Pierre Lambert
de la Motte, Giám mục đầu tiên của Giáo phận Đàng Trong, thành lập
Chủng viện tại Ayuthia vào năm 1665, Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn đã
tìm được chỗ dừng chân cố định vào năm 1862. Một năm sau đó, tức năm
1863, Chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn chính thức được thành lập. Công
trình được trao phó cho Cha Théodore Louis Wibaux, ngài trở thành Ông
Tổ của ĐCV Thánh Giuse Sài Gòn. Mộ phần của ngài hiện nằm phía sau
ngôi nhà nguyện của Tiểu Chủng viện trước đây, để hằng ngày ngài vẫn
hiện diện giữa đoàn con cái trong suốt dòng lịch sử 150 năm qua.

- Thời kỳ từ năm 1960 đến nay:

Sau cuộc di cư năm 1954, nhiều Chủng viện di tản từ miền Bắc vào đang
hoạt động độc lập. Tại cuộc họp các Giám mục miền Nam, một quyết định
liên quan đến Chủng viện:

- Từ sau niên khóa 1959-1960, ngưng tiếp nhận các chủng sinh tại các
Chủng viện mới di cư vào Nam.

- Các Tiểu Chủng viện di cư vào Sài Gòn trực thuộc quyền Giám mục địa
phương (Bản quyền Giáo phận).

- Thành lập hai Đại Chủng viện Miền: Đại Chủng viện Quy Nhơn cho các
Giáo phận: Quy Nhơn, Huế, Kontum, Nha Trang; Đại Chủng viện Thánh
Giuse Sài Gòn cho các Giáo phận Sài Gòn, Vĩnh Long, Cần Thơ; và sau
này, cho các Giáo phận: Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên được thành lập năm
1960; và cho các Giáo phận: Phú Cường, Xuân Lộc được thành lập năm
1965.

Ngày 24/11/1960, Tòa Thánh thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Sau khi
nhận nhiệm vụ Tổng Giám mục Sài Gòn ngày 2/4/1961, với ý thức: "Chủng
viện là con ngươi của Giám mục", Đức Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn
Bình dành mọi tâm lực cho việc củng cố và phát triển Chủng viện.

Tháng 7/1961, Đức Tổng Phaolô đã bổ nhiệm Cha Giuse Phạm Văn Thiên làm
Giám đốc Đại Chủng viện, đây là vị Giám đốc người Việt Nam đầu tiên
của Chủng viện Sài Gòn.

Trong giờ giải lao, Ông Giuse Trương Văn Đông - HĐMV Gx. Chính Lộ -
bộc bạch: Qua sự trình bày của Cha Phêrô Nguyễn Thanh Tùng, là một
giáo dân, tôi đã hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển ĐCV
trong suốt một chặng đường dài. Qua đây, mọi người cũng hiểu được
trách nhiệm phải hỗ trợ và phát triển ơn gọi linh mục nơi gia đình và
nơi giáo xứ của mình.
ĐCV Thánh Giuse SG: 150 năm nhìn lại

Xin"click" lên hình để xem các hình trong album này
Nghe audio:
Đại chủng viện Thánh Giuse SG: 150 năm nhìn lại

(Xem video: ĐCV Thánh Giuse SG - 150 năm nhìn lại)

Định hướng và Chương trình đào tạo tại Chủng viện

Tiếp nối chương trình vào lúc 09g00, Cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã trình
bày nội dung "Định hướng và Chương trình đào tạo tại Chủng viện". Sau
hơn nửa giờ theo dõi, tham dự viên đã hiểu rằng: Để trở thành linh
mục, các chủng sinh phải trải qua tối thiểu 4 năm dự tu trước Chủng
viện (Đào tạo mở đường). Khi gia nhập Chủng viện - Chủng sinh (Đào tạo
căn bản) sẽ theo học 8 năm. Và sau Chủng viện, linh mục tiếp tục được
đào tạo trường kỳ qua các khóa thường huấn.

Cha Giuse nhấn mạnh thêm: Đào tạo linh mục là một quá trình biến đổi.
Chủng sinh được đào tạo theo 4 chiều kích sau: Nhân bản - Thiêng liêng
- Tri thức - Mục vụ để được biến đổi hầu có những tâm tình, thái độ,
phản ứng như Chúa Giêsu. Khi đã trở thành linh mục, các ngài tiếp tục
được đào tạo để biến đổi ngày càng trở nên giống Chúa Kitô mục tử hơn:
"Linh mục hiện hữu và hoạt động để loan báo Tin Mừng cho thế giới và
để xây dựng Giáo Hội nhân danh Đức Kitô là Đầu và Mục Tử". (PDV 15)

Giờ đây, chúng ta thật vui mừng và tin tưởng hướng đến tương lai, vì
sau biến cố năm 1975, Nhà nước đã chấp thuận cho chiêu sinh Khóa 1 năm
1986. Đến nay, chúng ta đã có 15 khóa, với tổng số hiện nay là 171
thầy đang theo học tại ĐCV và 33 thầy Khóa 13 đang đi thử.

Hồi tưởng về những kỷ niệm trong giai đoạn 1986-1992 (Khóa 1 sau năm
1975), Cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ - Chánh xứ Vườn Xoài - bộc bạch:

Sau biến cố 1975, ĐCV hoạt động cầm chừng. Đến năm 1986, được sự chấp
thuận của Nhà nước, ĐCV bắt đầu tiếp nhận chủng sinh từ 6 Giáo phận:
Sài gòn, Mỹ Tho, Phú Cường, Đà lạt, Phan Thiết, Long Xuyên. Tổng cộng
có tất cả 54 chủng sinh. Các thầy khá chênh nhau về độ tuổi, kinh
nghiệm tu trì, cuộc sống đạo đức, kiến thức... Thế nhưng, họ rất thông
cảm và yêu thương nhau. Dù điều kiện của Chủng viện rất khó khăn như:
Cơ sở vật chất thiếu thốn, phải nuôi heo, nuôi bò, thậm chí ai cho gì
hoặc mua rẻ (dưa cải, bí đỏ) các thày để dành ăn cả tháng. Thế nhưng,
chính sự khó khăn đó đã tạo ra những mối tương quan mật thiết. Các
thầy vừa là thầy, vừa là bạn, vừa là anh em với nhau.

Thầy Phêrô Nguyễn Chí Công (Khóa 10) cho biết thêm: Chủng viện là môi
trường thánh thiêng đào luyện con người trở nên giống Chúa Kitô, luôn
cảm hứng khi kể về Chúa Giêsu, sống như Chúa Giêsu và nghĩ như Chúa
Giêsu nơi anh em mình. Bằng lối sống hy sinh phục vụ, đức ái, thầm
lặng lắng nghe và cầu nguyện, chủng sinh sẽ theo gót những bậc đàn
anh, tiếp tục công cuộc loan báo Tin Mừng cho muôn người.

Thánh lễ tạ ơn

Lúc 09g45, mọi người đã cùng hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn do Đức cha Phêrô
Nguyễn Văn Khảm chủ tế.

Mở đầu Thánh lễ, Đức cha Phêrô mời gọi mọi thành phần dân Chúa trong
Tổng Giáo phận cùng hiện diện, bày tỏ tâm tình liên đới và chia sẻ
niềm vui với gia đình Đại Chủng viện nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành
lập. Đây cũng là dịp để gia đình ĐCV tri ân quý Đức cha, quý cha, quý
giáo sư, quý ân nhân và thân hữu đã cộng tác phần mình cho ngôi nhà
chung này trong suốt 150 năm qua.

Chia sẻ Tin Mừng, Đức cha nhắc đến việc Chúa Giêsu thành lập Nhóm 12
để tiếp nối công cuộc loan báo Tin Mừng của Ngài. Vì thế, ngày nay,
Giáo hội cũng có trách nhiệm chăm lo và đào tạo các linh mục. Việc đào
tạo linh mục cần có 3 yếu tố quan trọng:

- Nhà đào tạo: Noi gương Chúa Giêsu, chúng ta cần có những linh mục
đạo đức, thánh thiện, có trình độ để tiếp nối việc đào tạo linh mục.

- Chương trình đào tạo: Chương trình đào tạo cần có sự liên kết với
chương trình đào tạo chung toàn cầu, đồng thời phù hợp với văn hóa của
Đất nước và Giáo hội địa phương.

- Cơ sở đào tạo: Giáo hội Việt Nam thật hạnh phúc khi được thừa hưởng
di sản của Hội Thừa sai Paris đã gầy dựng và để lại cho Giáo hội Việt
Nam. Vì thế, chúng ta có trách nhiệm gìn giữ và phát triển di sản đức
tin mà chúng ta đang được thừa hưởng.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g30 đã để lại trong lòng người tham dự một dấu
ấn khó phai. Đó là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân các bậc tiền
nhân, những con người trong đức tin, đã thắp lên ngọn lửa yêu mến Giáo
hội Việt Nam khi dốc lòng xây dựng và duy trì ngôi chủng viện này.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

re:tu exlurosg

Câu chuyện đáng suy ngẫm về Đức Tân Giáo Hoàng

Nhột quá rồi !!! Thưa Cha, con xin theo gót cha …

  Cha mới lên ngôi giáo hoàng mấy ngày mà chúng con nhột quá, báo đài càng khen cha nhiều chừng nào, chúng con càng nhột chừng đó, chúng con không thể nào bịt miệng được báo đài, chúng vớ được đức tính lạ, chúng ra rả suốt và dù một người có đui điếc thế nào, cứ nghe, cứ đọc bài vở về cha thì họ không thể nào không so sánh chúng con.

Này nhé: Cha đi xe buýt, chúng con đi xe hơi xịn, quận lỵ chúng con không có đường xá tốt để đi, chỉ cần đi xe hai bánh là được rồi, nhưng chúng con cũng thượng lên xe 4 bánh, lại còn thích mua xe Đức, chưa mua được xe Đức lòng còn ấm ức. Khi xuống xe, lại có người chạy nhanh xuống mở cửa. Chúng con chẳng mắc cở gì cha ạ, kệ, giáo dân cày bừa thì đó là việc của họ, chúng con lo việc trên trời!

Cha ở nhà tầm thường, chúng con ở nhà cao cửa rộng. Khi mới chịu chức, mới đi xứ, việc đầu tiên là chúng con xây nhà thờ, nhà xứ. Của đáng tội, giáo dân thương chúng con lắm, chúng con chỉ cần đăng đàn khơi lên niềm tự hào có một giáo xứ đẹp là bổn đạo người giúp công, người giúp của, chúng con có cơ ngơi tốt đẹp. Kệ, có thực mới vực được đạo. Chúng con khổ cực lâu rồi.

Cha tự nấu ăn, chắc cha có nhiều nữ tính, đàn ông chúng con không ai vào nhà bếp. Bà bếp phải thay đổi món thường xuyên mà cha ơi, không nói, các bà giáo hữu cũng tự động đến nấu, đồ ăn chúng con ăn không hết. Chúng con chưa có văn hóa từ chối. Cha trốn các bữa tiệc linh đình, dùng thì giờ đó để đi thăm giáo dân nghèo. Còn chúng con… quên mời là khốn cho họ!

Cha ngồi ở hàng cuối, khi nào đi họp chúng con cũng ngồi theo phẩm trật, quen rồi cha ạ. Thói quen làm nên cá tính, con đứng hạng nhất trong giáo xứ thì phản xạ tự nhiên của con là lên ghế nhất. Xuống ngồi hàng dưới là phải đổi cả một phong cách sống… khó quá cha ơi, ngựa theo đường cũ, với lại thói quen này không có trong bản chất, bây giờ mà con giả bộ xuống ngồi hàng cuối, chính con cũng cảm thấy lúng túng.

Cha tự làm lấy hết các công việc, tự điện thoại (không nhờ thư ký) đến văn phòng cha giám tỉnh để chào cha giám tỉnh. Chúng con có thư ký làm hết, với lại nhiều khi chúng con cũng không nghĩ đến chuyện chào thuộc cấp, họ phải đến chào mình trước.

Không phí phạm, cha dặn em ruột của cha ở nhà, đừng qua Rome dự lễ lên ngôi của cha, cha dặn các giáo hữu Á Căn Đinh đừng qua Rome, để dành tiền đó cho người nghèo. Chúng con gởi giấy mời khắp xứ, khắp tỉnh hết cha ơi, ai không đi dự là chúng con vô sổ đen. Chờ đó… Rồi thì thuộc hạ chúng con làm việc rất sáng tạo, họ nghĩ đủ cách làm vui lòng khách đến, làm vừa lòng khách coi, lắm lúc chúng con cũng bắt chước vua Tàu, mình ngồi trên ngai chễm chệ xem bọn con nít múa. 10 năm, 25 năm, 50 năm… một đời một lần, không làm thì còn dịp nào để làm! Tốn kém là chuyện nhỏ cha ạ. Chúa Giêsu cũng có nói người nghèo thì lúc nào cũng còn đó… Còn vuột dịp 25 năm uổng lắm cha ạ.., giáo xứ kia còn làm hoành tráng hơn con nữa đó, với lại con cũng không biết có sống thêm 25 năm nữa để làm 50 năm không, cha thông cảm nhé.

Cha tự trả tiền phòng.. Chuyện lạ với chúng con, các đại gia trong giáo xứ dành làm hết mấy chuyện này, không có đại gia thì trung gia, không trung gia cũng tiểu gia, chúng con quen rồi, gần như không bao giờ xuất tiền riêng để chi vào một việc gì hết, chuyện này không có trong văn hóa tiêu pha của chúng con. Đi ăn, đổ xăng, mua thuốc lá, mua rượu, mua đồ lặt vặt… trừ khi chúng con đi một mình; một khi chúng con đi chung với người thứ hai thì không bao giờ chúng con móc ví hết.

Tụi chúng con tối thiểu một người cũng có vài điện thoại cầm tay, vài iPod…, không nhận giáo dân cũng dí vào tay, cái này đời mới hơn này, cái này nhiều chức năng hơn nè…, con mà dùng quà của ai thì người đó hân hạnh, mừng lắm lắm, từ chối sao đành, chúng con lại nghĩ từ chối là chạm đến đức ái.

Cha có óc hài hước…, hài hước là đặc nét của người có óc thông minh cao độ, không dễ cha ơi, con không được thông minh, con không dám cười trước người khác, lâu dần không cười thì thành nghiêm, đừng ai giỡn trước mặt con. Cha ơi, chúng con có những người không nhếch được một nụ cười, đến mức giáo dân thầm thì sau lưng, ai bắt cha đó đi tu mà trông khổ ải thế. Chẳng ai hết nhưng chúng con không vượt lên được số phận, bởi vì chúng con nghĩ số phận bắt mình đi tu!

Có một chuyện con chưa hiểu cha ạ, khi vào y khoa, phải thi tuyển rất khó, phải là những người rất giỏi mới đậu; nhưng khi ra hành nghề, tìm một bác sĩ giỏi rất khó cha ạ. Muốn vào chủng viện cũng phải có một trình độ thông minh, thánh thiện trên trung bình nào đó nhưng khi ra làm cha, tìm một cha giỏi và thánh thiện thì cũng khó như Diogène đốt đuốc ban ngày đi tìm người. Vì sao cha vẫn giữ thông minh và thánh thiện lâu như vậy, đó là câu hỏi mà khi có dịp con sẽ hỏi cha. Con biết cha sẽ trả lời cha dùng thông minh thánh thiện của quả tim nhưng chúng con, cũng có những người có quả tim tốt vậy mà sao giáo dân than phiền họ không có được một mục tử thánh thiện.

Cha đơn giản, chúng con rắc rối cầu kỳ, chúng con vừa chịu chức là bố mẹ chúng con dù còn trẻ đã vội lên chức ông cố, bà cố và họ thích lắm, được vị vọng, được nhiều bỗng lộc. Chính chúng con cũng chưa hiểu vì sao có văn hóa lên chức cố như vậy. Cha là linh mục chứ cha có phải là cha gia đình đâu mà cha mẹ lên chức ông bà cố có cháu, có chắt.

Cứ mỗi lần cha đi ra ngoài, gặp gỡ ai đó là mỗi lần cha tạo một sự kiện mới, hôm nay thứ bảy 16-03, cha đi gặp 3000 ký giả, ngay lập tức họ khen cha là bậc thầy của truyền thông. Được ký giả Tây phương khen không phải dễ, họ không có văn hóa nhận phong bì. Họ là những người bỏ lên bàn cân cân từng chữ trước khi hạ bút và họ khen ngay «cha đã tìm đúng chữ để nói chuyện với ký giả.»

- Từ khi đức giáo hoàng Bénoit từ chức, các bạn có nhiều việc để làm hen, tôi cám ơn các bạn đã làm việc rất chuyên nghiệp.

Xong! Thu được cảm tình rồi (biết nghĩ đến người khác trước…)! Sau 15 phút nói chuyện, cha được 3000 ký giả vỗ tay «Đức giáo hoàng muôn năm! Viva il papa !» đúng kiểu các buổi hòa nhạc rock!

Được con cái thương rồi, cha như người cha nhắn nhủ con: «Nhớ nhé, chú ý đến sự thật, đến cái thiện, đến cái đẹp nhé!»

Chính lúc đó, lúc con cái đã lắng nghe, cha mới kể chuyện mật viện và lựa chọn tên Phanxicô: «Khi tình thế trở nên nguy hiểm vì số phiếu sắp đến bờ. Đến khi nguy hiểm thật sự, bạn thân của tôi là hồng y người Brésil, cha Hummes, ngài ngồi bên cạnh ôm tôi thật lâu để nâng đỡ tôi: «Đừng quên người nghèo nghe», tôi nghĩ ngay đến Phanxicô Atxisi, đến chiến tranh, Phanxicô là nghệ nhân của hòa bình và cái tên Phanxicô đến ngay trong quả tim tôi.» Và thế là cả phòng xúc động ngay lập tức.

Có hơn 3000 ký giả nhưng chỉ có hơn một trăm ký giả bốc thăm trúng để lên chào cha, ai như muốn quỳ gối là cha đỡ lên ngay, và cũng tỏ ra không muốn để bị hôn nhẫn.

Trọng kính cha, chúng con biết chúng con để cả đời cũng không học xong gương của cha, xin cha ôm chúng con vào lòng, cầu nguyện cho chúng con.

De Mateo

 

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

re: tan giao hoang

re: hình ảnh tân giáo hoàng

HABEMUS PAPAM - CHÚNG TA ĐÃ CÓ GIÁO HOÀNG




Hàng chục ngàn người đã chờ đợi dưới trời mưa để hy vọng là những người đầu tiên biết tin chúng ta có Tân Giáo Hoàng. Họ đã được trả công xứng đáng.
Đúng 19:09 (giờ Roma) ngày thứ Tư 13/3/2013, khói trắng đã bốc lên.
Chuông Đền thờ Thánh Phêrô dồn dập đổ.
Chúng ta đã có Giáo Hoàng rồi!


Đức Giáo Hoàng Phanxicô Đệ Nhất

Đặng Tự Do
Nguyễn Long Thao
(VietCatholic News) 

re: habemus papam

Đức Hồng Y Bergoglio được bầu làm tân Giáo Hoàng Phanxicô I          
  VATICAN. ĐHY Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, TGM giáo phận Buenos Aires, Argentina, đã được bầu làm Giáo Hoàng và ngài lấy danh hiệu là Phanxicô.
Lúc 19 giờ 6 phút tối hôm 13-3-2013, khói trắng bắt đầu xông ra từ ống khói trên mái nhà nguyện Sistina, giữa tiếng reo vui mừng của hàng chục ngàn tín hữu kiên nhẫn đứng chờ đợi hàng giờ trước đó dưới trời mưa.     
Khói trắng thật rõ ràng, các chuông của Đền thờ thánh Phêrô được gióng lên liên hồi, báo hiệu đã có Giáo Hoàng mới.   
Tin này được loan đi lập tức trên khắp thế giới. Các đài truyền hình và phát thanh tạm ngưng chương trình đang phát để loan đi tin quan trọng này.
Tại Roma, hàng chục ngàn tín hữu và dân chúng dùng mọi cách để tuốn về Quảng trường thánh Phêrô để chào mừng vị tân Giáo Hoàng.
Quảng trường đông chật người, các tín hữu nhẩy mừng, reo hò ca hát, phất cờ quốc gia của họ. Có những những nhóm trương biểu ngữ hoan hô Đức Giáo Hoàng. 
Trong khi chờ đợi ban quân nhạc của Hiến binh Vatican, cùng với đoàn vệ binh Thụy Sĩ và ban quân nhạc của hiến binh Italia và đoàn liên quân của nước này tiến ra thềm Đền thờ Thánh Phêrô để sẵn sàng chào mừng Đức Tân Giáo Hoàng. Ông Đô trưởng Roma, Gianni Alemano, cũng có mặt để chào mừng.
1 giờ 5 phút sau khi bắt đầu có khói trắng, ĐHY Jean Louis Tauran, người Pháp, trưởng đẳng Phó tế, xuất hiện tại bao lơn đền thờ thánh Phêrô, giữa tiếng reo hò vui mừng của mọi người. Viva il Papa. Bầu trời lúc này đã tạnh mưa. ĐHY long trọng tuyên bố:          
Tôi loan báo cho anh chị em một tin vui lớn: Chúng ta đã có Giáo Hoàng. Đó là ĐHY Bergoglio. Ngài lấy danh hiệu là Phanxicô,           

Lời chào của Đức Tân Giáo Hoàng        

Ít phút sau đó, Đức tân Giáo Hoàng xuất hiện, Ngài ứng khẩu nói với mọi người:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em      
Anh chị em biết là nghĩa vụ của mật nghị Hồng y là cung cấp một GM cho Roma. Dường như các anh em Hồng y của tôi đi đến hầu như tận cùng thế giới để lấy vị đó, nhưng bây giờ chúng ta đang ở đây. Tôi cám ơn anh chị em vì sự tiếp đón. Cộng đồng giáo phận Roma dành cho GM của mình. Cám ơn Anh chị em. 
Trước tiên tôi muốn cầu nguyện cho Đức nguyên GM Roma Biển Đức 16. Tất cả chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho ngài, xin Chúa chúc lành cho ngài và xin Mẹ Maria gìn giữ ngài.     
Tiếp đến Đức Tân Giáo Hoàng và mọi người đọc kinh Lạy Cha, Kính Mừng và Sáng Danh.     
Rồi ĐTC Phanxicô nói tiếp: "Và giờ đây chúng ta bắt đầu hành trình này, GM và dân chúng, hành trình của Giáo Hội Roma là Giáo Hội chủ trì toàn thể các Giáo Hội khác trong đức bác ái, một hành trình huynh đệ và yêu thương, tín nhiệm giữa chúng ta. Chúng ta hãy luôn cầu nguyện cho chúng ta, cầu cho nhau. Chúng ta hãy cầu nguyện cho toàn thế giới để có một tình huynh đệ đậm đà hơn. Tôi cầu mong cho anh chị em sao cho hành trình này của Giáo Hội mà hôm nay chúng ta bắt đầu, và cho người giúp đỡ tôi là ĐHY Giám quản hiện diện ở đây, được nhiều thành quả cho công cuộc rao giảng Tin Mừng tại thành phố đẹp đẽ này.         
"Và giờ đây tôi muốn ban phép lành cho anh chị em. Nhưng trước tiên tôi xin anh chị em một ân huệ. Trước khi GM chúc lànhc ho dân, tôi xin anh chị em cầu xin Chúa chúc lành cho tôi. Kinh nguyện của dân, cầu xin Chúa ban phép lành cho GM của mình. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng, anh chị em cầu nguyện cho tôi.
Sau cùng, ĐHY Tauran loan báo ĐTC ban phép lành với ơn toàn xá cho các tín hữu, cho Roma và toàn thế giới.           

Vài dòng tiểu sử     

ĐTC Jorge Mario Bergoglio thuộc dòng Tên, sinh ngày 17 tháng 12 năm 1936 tại Buenos Aires. Ngài gia nhập dòng Tên ngày 11-3 năm 1958 và theo học các môn nhân văn tại Chile và năm 1963 ngài trở về thủ đô Argentina, tốt nghiệp triết học tại Phân khoa triết tại Học viện San José. Trong hai năm từ 1964 đến 1965, ngài làm giáo sư văn chương và tâm lý tại Học viện Đức Mẹ Vô Nhiễm ở thành phố Santa Fe, rồi sau đó tại Học viện Salvatore tại Buenos Aires. 

Từ năm 1967 đến 1970 ngài học thần học và tốt nghiệp tại Học viện San Miguel. Ngày 13-12 năm 1969, thầy Bergoglio thụ phong linh mục lúc đã 33 tuổi. Rồi năm sau Cha làm nhà tập thứ hai ở Tây Ban Nha trước khi khấn trọng ngày 22-4-1973.
Cha Bergolio làm giáo tập, rồi giáo sư tại phân khoa thần học, trước khi làm Giám tỉnh dòng Tên ở Argentina năm 1973.     
10 năm sau đó, Cha Bergoglio sang Đức dọn luận án tiến sĩ . Năm 1992 ngài được Đức Gioan Phaolô 2 bổ nhiệm làm GM Phụ tá tổng giáo phận Buenos Aires và 6 năm sau trở thành TGM giáo phận chính tòa của Giáo phận này. 3 năm sau, 2001, ngài được thăng hồng y.         
ĐHY Bergoglio vốn là vị, theo báo chí, đã được nhiều phiếu nhất sau ĐHY Ratzinger trong mật nghị bầu Giáo Hoàng cách đây 8 năm.
Khi làm TGM giáo phận Buenos Aires, nổi tiếng là gần gũi dân chúng và sống khiêm nhường. Ngài vẫn thường đi xe bus, viếng thăm người nghèo, sống trong một căn hộ đơn sơ và tự nấu ăn. Đối với nhiều người dân Buenos Aires, ngài thường được gọi bằng danh hiệu đơn sơ là "Cha Jorge".
ĐHY Bergoglio thiết lập các giáo xứ mới, chỉnh đốn các văn phòng hành chắnh, hướng dẫn các sáng kiến bảo vệ sự sống và bắt đầu các chương trình mục vụ mới, như thành lập một Ủy ban về những người ly dị. Trong Thượng HĐGM thế giới kỳ 10 hồi tháng 10 năm 2001, ngài được bổ nhiệm làm Tổng tường trình viên. Từ năm 2005 đến 2011 ngài làm Chủ tịch HĐGM Argentina.    
ĐHY Bergoglio đã viết các sách và linh đạo và suy niệm, và cũng thường lên tiếng chống lại nạn phá thai, hôn nhân đồng phái.         
Hồi năm 2010, khi Argentina trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên ban hành luật công nhân hôn nhân đồng phái, ĐHY khuyến khích các LM toàn quốc kêu gọi các tín hữu Công Giáo chống lại luật này vì nó làm thương tổn gia đình trầm trọng. Trước đó năm 2006, ngài cũng phê bình dự luật cho phá thai.       

Đắc cử Giáo Hoàng           

ĐHY Bergoglio đã đắc cử Giáo Hoàng trong lần bỏ phiếu thứ 5 tại mật nghị Hồng y tại nhà nguyện Xistina.           
Theo nghi thức về mật nghị, sau khi HY hội đủ số phiếu ít là 2 phần 3 để đắc cử, ĐHY Giovanni Battista Re, 79 tuổi, là vị kỳ cựu nhất trong số các HY thuộc đẳng GM trong mật nghị, tiến đến trước mặt ĐHY và hỏi: "Ngài có chấp nhận việc bầu ngài làm Giáo Hoàng chiếu theo giáo luật không?". Sau khi ĐHY trả lời khẳng định thì ĐHY Re hỏi tiếp: "Vậy ngài muốn được gọi bằng tên nào?" Đức tân Giáo Hoàng cho biết ngài chọn tên là Phanxicô.      
Tiếp đến, Đức Ông Guido Marini, trưởng ban nghi lễ phụng vụ của ĐGH, cùng với một công chứng viên tông tòa và 2 chức sắc phụ tá khác với tư cách là nhân chứng, sẽ soạn văn kiện chính thức về cuộc bầu cử và tên hiệu của vị tân Giáo Hoàng.         
Lúc đó các lá phiếu được đốt đi và máy xông khói trắng được dùng để báo hiệu cho toàn thế giới bên ngoài.           
Đức tân Giáo Hoàng đi vào căn phòng nhỏ cạnh nhà nguyện Sistina quen gọi là "Phòng nước mắt". Tại đây đã có sẵn 3 bộ áo Giáo Hoàng theo 3 kích thước khác nhau, để Đức tân Giáo Hoàng thay đổi phẩm phục.
Rồi ngài trở lại Nhà nguyện Sistina để cầu nguyện với Hồng y cử tri, và các vị đến chúc mừng Đức tân Giáo Hoàng, hứa vâng phục ngài, rồi cộng đoàn cùng nhau hát kinh Te Deum, Tạ Ơn Chúa.  
Trước khi xuất hiện tại bao lơn Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng mới đã dừng lại tại Nhà nguyện Paolina để cầu nguyện chốc lát trước Mình Thánh Chúa.                                                                                        G. Trần Đức Anh OP   

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Re: LỄ AN TÁNG VÀ TIỄN ĐƯA CHA BỀ TRÊN GIOAKIM VỀ NƠI AN NGHỈ CUỐI CÙNG

Thưa anh em
Số là Ex đầu vần 757 là người duy nhất trong lớp 68 tiễn đưa cha bề
trên Gioakim đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Trong lúc mải mê chụp hình hạ huyệt và sau đó... thì cái xe đò quay về Sài Gòn .
Ex Alpha 757 phải đi ké xe khác về lại Saigòn và tới 6h PM mới qua lại
Thủ Thiêm để mang xe gắn máy [ ban sáng đi tới] về nhà.
Hình cho anh em xem là cực kỳ gian khổ đó. Cầu cho bạn mình thêm 1 kinh đi
Ex 772

LỄ AN TÁNG VÀ TIỄN ĐƯA CHA BỀ TRÊN GIOAKIM VỀ NƠI AN NGHỈ CUỐI CÙNG

Thưa anh em lớp 68,
Tôi vinh dự là người duy nhất lớp 68 tiễn cha giáo môn latin về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê ngài.
Đang vội, đã có bài của bạn DR 772, mời xem hình , tại đây

Thân chào.
757

 

LỜI CÁM ƠN

Thưa anh em Ex68 quý mến
Ex tui và gia đình xin trân trọng và chân thành cám ơn tất cả thành viên trong gia đình Ex68 (Exs, Exas, Exos...)  bằng nhiều cách (hiện diện, gọi điện gởi mail chúc mừng, cầu nguyện...) đã hiệp thông cùng gia đình extui trong dịp gia đình extui lập gia thất cho cháu trai hôm 27.01.2013 vừa qua.

Cách riêng em xin hết lòng cám ơn Anh Hai Nguyện đã dành thời giờ đến Thánh Đường để tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho các cháu (cháu gái trong dịp trước và cháu trai trong dịp này) và gia đình em trong những ngày vui vừa qua.

Công nghệ tổ chức có nhiều thiếu sót rất mong anh em thông cảm. Đặc biệt xin anh em thứ lỗi cho extui vì sự chậm trễ này.

Và giờ đây xin anh em dành ít phút để xem toàn cảnh cái ngày vui ấy : 

    • Hình ảnh Hôn Lễ sáng Chúa Nhật 27.01.2013
       




        • Hình ảnh Tiệc Cưới chiều Chúa Nhật 27.01.2013





          Hình ảnh do Ex 757 chộp

          Ex 813

          Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

          Fwd: Le An Tang Cha be tren Gioakim




          Kính gửi Gia Đình EXLURO
          Thánh lễ An Táng 
          Cha bề trên Gioakim Nguyễn Văn Hiếu
          lúc 9g00 ngày 11/3/2013
          tại Nhà thờ Họ Thủ Thiêm

          (Thu65photo)

          re: lễ an táng cha Joachim

          Thưa anh em

          " Sáng nay nếu có người lữ hành qua đây 
          họ hẳn phải ngạc nhiên lắm về sự kiện đang diễn ra tại nơi này"  
           
          Đó là lời cám ơn của cha Antôn Nguyễn Văn Trung DCCT, bào đệ của cha bề trên Gioakim, trong cuối thánh lễ sáng nay. Quả thật giữa một nơi hầu như hoang tàn lại qui tụ 1 số lượng rất lớn các linh mục tu sĩ, cựu chủng sinh và giáo dân.

          Thánh lễ do Đức Cha Phêrô, phụ tá giáo phận chủ tế và giảng lễ. Bài giảng của Ngài vắn gọn nhưng nêu bật được cuộc đời cha bề trên: suốt 62 năm linh mục hầu như làm công tác đào tạo linh mục, các tu sĩ. Cuộc đời hoạt động âm thầm của cha rất đa dạng phong phú mà đến khi cha nằm xuống mọi người mới biết.

          Cha đại diện giám mục đặc trách linh mục? (cha giáo Giuse Nghiệp) chủ tọa nghi thức tiễn biệt. Anh Châu, ExLuro Sài gòn là giáo dân Thủ Thiêm đại diện giáo xứ cám ơn và tiễn biệt cha bề trên Gioakim rất thắm thiết. Cuối thánh lễ ca đoàn hát bài "Nếu Chúa là Mặt Trời" của Kim Long là bài thánh ca cha bề trên rất thích và còn lẩm nhẩm hát cho đến cuối đời trong những ngày nằm trên giường bệnh.

          Ex 68 thì có hai cha Hùng 784& 786 đồng tế, chắc có cha Nguyện hay cha Định, cha Thước ??? vì rất đông DR 772 không nắm vững. Có Ex Alpha nên anh em chờ xem hình của bạn mình. Ex Thứ lớp 65 cũng bấm máy lia lịa khi gặp anh em Ex Luro Sài Gòn. LT 763 đánh 1 xe 4 bánh qua. DR 772 đi lễ với con trai út.

          Sau thánh lễ đoàn xe đưa linh cữu cha Gioakim về quê nhà để an táng. DR không đi theo nên anh em xem bên trang Web Tổng giáo phận hay Ex Luro Sài Gòn

          Xin cho linh hồn Gioakim được nghỉ yên muôn đời.
          Ex 772

          Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

          Fwd: EXLURO kinh vieng Cha Thay Gioakim


          Gia đình EXLURO
          Kính viếng và hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho linh hồn Cha bề trên Gioakim
          lúc 12g30 ngày Chúa Nhật 10/3/2013
          tại Nhà Truyền Thống Họ Thủ Thiêm.

          (Thu65photo)



          Fwd: EXLURO - TTMC2013


          Gia Đình EXLURO
          Tĩnh tâm Mùa Chay 2013
          (có những anh em lần đầu tham dự)

          (Thu65photo)



          re: từ internet



          Tưởng nhớ Cha Gioakim Nguyễn Văn Hiếu

          Sáng hôm nay đang đi trên đường, tôi nhận được tin báo từ một giáo dân Thủ Thiêm: cha Gioakim Nguyễn Văn Hiếu đã về nhà Cha.

          Lật đật 3 giờ chiều tôi chạy về Thủ Thiêm dự thánh lễ tẩm liệm cha Gioakim Nguyễn Văn Hiếu. Cha được sinh ra trong một gia đình công giáo đạo hạnh, ông bà cố cha Hiếu đã lần lượt hướng dẫn cho con cái của mình 4 người trở thành linh mục và một là nữ tu. Trong bốn anh em linh mục, Chúa đã gọi về ba người, cha Trung dòng Chúa Cứu Thế trong ngày hôm nay cứ tần ngần đứng bên linh cữu người anh mình. Trong lời cảm ơn, cha Trung chia sẻ chân tình: Thưa Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn, con là người rất sợ chết, nhưng hôm nay chứng kiến nghi thức nhập quan cho anh mình, con không thấy sợ chết mà thích chết. Vì con nhận thấy chết không còn lạnh lẽo mà ấm áp. ấp không phải từ những cây đèn cầy hay điện chung quanh đây, mà ấm bởi cái tình mà Đức cha, quý cha, quý tu sĩ và cộng đoàn dành cho anh của con. Con ước mong mình cũng được chết trong bầu khí ấm áp này. Quả là một lời cảm ơn ngắn, xúc tích, không sáo rỗng, không khách sáo mà rất ý nghĩa, thâm tình.

          Cha Gioakim Nguyễn Văn Hiếu sinh ngày 27 tháng 04 năm 1924 tại Mỹ Bình, Tân An, Long An. Cha chịu chức linh mục ngày 21 tháng 12 năm 1951 tại Rôma

          đã trở về Nhà Cha lúc 16g00 ngày Thứ Sáu 08 tháng 03 năm 2013, tại Giáo xứ Thủ Thiêm, hưởng thọ 89 tuổi, sau 62 năm linh mục.

          Chỉ vài dòng ngắn ngủi như thế không thể biết nhiều hơn gì về Cha Gioakim. Tôi biết Cha khi cha đang hưu dưỡng tại giáo xứ Thủ Thiêm. Tôi quý Cha vì người ta ai cũng chạy xe máy mà Cha hàng ngày vẫn lọc cọc chiếc xe đạp dù đã tuổi cao. Cả đến việc đi làm tại ủy ban Phụng Tự Cha cũng lóc cóc đạp xe và cái đáng quý hơn nữa là Cha mặc chiếc áo chùng thâm đạp xe đạp. Hình ảnh này thật là quý và hiếm!

          Tôi thích Cha vì nụ cười hiền từ dễ thương. Vì nhiều lần tôi chứng kiến Cha cho tiền những người lỡ đường và cả những người lợi dụng lòng thương người của Cha mà ngày nào cũng đến nhà thờ Thủ Thiêm và bấm chuông cửa phòng Cha, ai Cha cũng cho, biết người ta ngày nào cũng "lỡ đường" mà vẫn cho!

          Tôi quý mến Cha vì hôm nào tôi cũng thấy Ngài mặc áo chùng thâm từ 3-4 giờ chiều vào nhà thờ quỳ cầu nguyện và chuẩn bị tâm hồn để dâng lễ...

          Tôi không được là học trò của Cha, chưa bao giờ biết cha từng làm Bề trên cho đến hôm nay khi Cha nằm xuống.

          Tôi cũng không biết Cha làm tổng phụ tá tiên khởi cho Đức cố tổng giám mục Philipphe Nguyễn Kim Điền coi sóc Hội Thừa Sai Việt Nam từ năm 1972.

          Và trong bài giảng của đức cha Phêrô Trần Đình Tứ trong thánh lễ hôm nay tôi mới biết Cha đã là sư phụ của rất nhiều giám mục, linh mục, nữ tu ...

          Cha sống đơn sơ, âm thầm và dễ thương đến kỳ lạ. Tôi đọc được bài chia sẻ của một trong những học trò của Cha viết trên mạng: "những ngày tháng bên Cha, chúng tôi đã nhận được sự dậy dỗ, lời cầu nguyện của Ngài, hơn tất cả là tấm gương tận tụy, hiền lành, đạo đức của Ngài. "Kẻ sĩ" tồn tại trong xã hội hôm nay không phải là nhiều, hãy đến chiêm ngưỡng và suy niệm, kẻo một mai Cha đi rồi, thế giới này lại bỗng nhận ra sự thiếu vắng… để hồn ta thành một quán trọ chiều hoang.(Nguyễn Văn Thạch, lớp 69).

          Thánh lễ An táng sẽ cử hành tại Giáo xứ Thủ Thiêm vào lúc 09g00 ngày thứ Hai 11.03.2013, sau đó an táng tại nghĩa trang Giáo xứ Thủ Đoàn Bến Lức, Long An.

          Hôm nay, giáo dân Thủ Thiêm mất đi một người Cha, nhưng chắc chắn rằng: ở trên Thiên Đàng Cha sẽ cầu nguyện đắc lực hơn cho giáo xứ.

          Nữ tu Maria Nguyễn Thị Minh Du