Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

LỄ VU QUY THỨ NỮ EX LÂM 790


Re: tiệc cưới exo 790

Thưa anh em,
Gia đình bạn Lâm có nhờ tôi chuyển lời cám ơn đến các anh chị lớp 68 đã  tham dự thánh lễ hôn phối, cầu nguyện và đến chung vui chúc mừng cho hai cháu Trân và Lộc ngày chủ nhật 25/11 vừa qua. Và cũng mong bỏ qua những thiếu sót.
Được bạn Lâm cho phép tôi xin đưa lên một ít hình ảnh trong ngày vui của gia đình bạn mình, một gia đình bố là ca trưởng, cô dâu đánh đờn, mẹ và các anh chị trong nhà là ca viên cúa giáo xứ Vĩnh Hiệp. 

Kịch bản phần nghi lễ trong nhà hàng độc đáo, giống con ex Cầu ở chỗ có bố đưa lên, giống con ex Cảnh và Dụng ở chỗ cô dâu và chú rể cùng song ca.... DR cứ vái trời đừng rớt micro, he he.
.
Xin mời các bạn xem hình tại đây

Thân chào,
757

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Bài cho kỷ yếu 150 năm Chủng Viện Thánh Giuse Saigon

Thưa anh em lớp 68,
Thời hạn chót để nộp bài cho kỷ yếu 150 năm của trường mình (30/11/2012) sắp đến,
xin anh em nhanh chóng nộp bài cho ex tôi để tổng hợp và chuyển về Ban biên tập cho kịp.

Nay thông báo,
Ánh 757

re:từ internet

Tỉnh Thức là Yêu Thương
Ai cũng biết chủ đề của chủ nhật thứ nhất mùa vọng là tỉnh thức.
Cách sống hiện tại quyết định số phận vĩnh cửu!
Ai có tầm nhìn xa trông rộng sẽ thành công trên đường đời...
Tuy nhiên người ta thích mua bảo hiểm hơn. Tỉnh thức ngày càng trở nên
xa lạ với con người hiện đại. Người ta tin mình được bảo đảm do địa
vị, quyền lực tiền bạc hay tất cả mọi cái ... trừ Thiên Chúa.


Chúng ta hãy thắp sáng hiện tại bằng cầu nguyện và yêu thương.
Ai yêu thương, người đó tỉnh thức.  Cách tốt nhất để tỉnh thức là biết
yêu thương và cho đi.  Con tim rạo rực yêu thương không thể ngủ được.
"Tôi đang ngủ nhưng hồn sực tỉnh.  Tôi nghe người yêu tôi khẽ gọi: mở
cửa cho anh, em của anh" (Diệu ca 5,2).


Biến yêu thương trở thành bản tính của ta, đó là chuẩn bị ngày Chúa
đến cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Lúc ấy yêu thương không còn là một
hành động nhất thời khi thì có lúc thì không, mà là bản tính hay tâm
trạng thường hằng của ta. Tất cả mọi hơi thở, mọi cử động, mọi tư
tưởng, lời nói và việc làm của ta, dù là vô tình hay hữu ý, đều thấm
nhuần tình thương. Tình thương phải là phản xạ tự nhiên trong tất cả
mọi sinh hoạt của đời sống ta.


Nên biết rằng không chỉ ta tỉnh thức mà Thiên Chúa cũng vậy, tuy Ngài
không cần tỉnh thức, nhưng Ngài chờ đợi, chờ đợi là thái độ của bao
dung và của tình yêu. Ngài vì yêu thương chúng ta nên sẵn sàng chờ đợi
chúng ta trở về với Ngài, Ngài chờ đợi nơi chúng ta sự sám hối để bày
tỏ lòng bao dung của Ngài đối với chúng ta.


Các giáo phụ đã vạch ra ba bài học mà chúng ta nên học lại:
1.      Bài học của sáng nay là tỉnh thức.
2.      Bài học của trưa nay là yêu thương bác ái.
3.      Bài học của tối nay là cầu nguyện không ngừng.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

re: tiệc cưới exo 790

Thưa anh em

Tiệc cưới hai cháu Phương Trân và Bửu Lộc đã diễn ra tốt đẹp

Ex Alpha 757 chụp hình cho nên không sợ gì cảnh" vừa xay bột vừa bồng em."

Hiện diện hôm nay có cha Hùng Đỗ 784, ngoài ra còn có Ex Bình 761, người rất lâu rồi vì bệnh nạn nên ít giao lưu gặp gỡ anh em. Lớp 68 chiếm khoảng 2 bàn: hình như hôm nay cũng trùng nhiều đám cưới cho nên đường khá kẹt xe . Ex Hòa 780 muốn tới sớm để nghe chuyện tĩnh tâm cuối cùng lại hơi thất vọng: tại kẹt xe 1 phần nên tới trễ và nhất là không có ex nào đưa gia đình [ hay tự mình] đi tĩnh tâm cả.

LT 763 nói thôi để đến gần tết 5-7 gia đình anh em cùng đi .

Phòng tiệc hôm nay đầy ắp tuy gần 7h30 mới bắt đầu.

Anh em Ex Luro 68 chỉ muốn yêu cầu nhà hàng dọn tất cả các món ra cùng 1 lúc hay dọn ra nhanh hơn

Hôm nay có Exa danh tướng 770, exa niên trưởng 775 và exa trưởng ban ăn nhậu 798.

Ex trưởng ban chai lọ 762 trích dẫn tin mừng Gioan:"họ hết rượu rồi"  nhưng ex luật sư chỉ mang 1 chai black label limited edition để góp vào bộ sưu tập của nhà buôn rượu.

Điều này không nên nói nhưng Ex Phúc 798 nói DR phải trích dẫn câu của danh tướng 770 đại để là chưa ăn bữa cơm nào ngon bằng đĩa cơm chính tay lớp trưởng chiên cho.

Vì cháu Phương Trân sinh hoạt bên ca đoàn Suối Việt nên hôm nay âm thanh và văn nghệ do trung Tâm B A C H và ca đoàn Suối Việt đảm trách. Âm thanh cũng không quá ồn ào để mọi người còn nói chuyện trao đổi được.

Cuối bữa DR có gửi tặng anh em phụng niên năm đức tin nhưng ông trùm Hù nói là mạo danh Ex Luro 68 thân tặng và Ex PGS 799 góp ý là nên có âm lịch cho tiện việc tra cứu. Thực ra cuốn lịch nhỏ này là phụng niên năm đức tin. Anh em có thể tìm thấy 1 vài ghi chú cho năm đức tin mà thôi.

Anh em ra về lúc khoảng 21h .

EX 772

Re: lại thấy trên mạng

Ông linh mục không có đạo!

Tựa đề bài viết này có thể làm cho một số người nghĩ là người viết chơi chữ. Cũng có thể bài này viết về một vị linh mục mà gia đình ngoại giáo, nhưng ngài theo Đạo và làm linh mục như một số linh mục mà chúng ta biết. Thưa không, người ta đang bàn về một linh mục mà xã hội đều "biết" ông không tôn giáo, do ông khai trong lý lịch của mình.

Tôi còn nhớ những năm tôi thi đại học. Lúc đó mà khai tôn giáo: Công giáo, thành phần gia đình tư sản là khó vào đại học, khó xin việc làm, và dĩ nhiên không có việc làm thì không lên chức (tối đa là chuyển từ thất nghiệp sang tội nghiệp).

Vì những lẽ ấy mà một số người có Đạo lo sợ cho tương lai, bèn khai khác đi trong lý lịch. Ví dụ gia đình buôn bán thì ghi là tiểu tư sản nghèo (xơ xác) ở thành thị. Làm nông thì khai là bần nông, rồi lại xoá ghi lại là bần cố nông cho đúng quan điểm.

Phần tôn giáo thì một cố người ghi là "không" (với lý luận rằng khai như thế mà ta cứ sống Đạo có sao). Họ vô tình không biết hay có khi hữu ý biết rằng làm điều ấy là công khai chối Đạo.

Tất cả những lời khai ấy, có lời khai nhẹ đi, có lời giả dối, nhưng khai "không tôn giáo" là minh nhiên chối Chúa, và tự mình tách ra khỏi Hội Thánh. Đại đa số người Công giáo vẫn tin vào Chúa và tin rằng Chúa làm chủ cuộc đời mình, nên họ hiên ngang ghi tôn giáo: Công giáo, dù lắm khi nhà nước bắt sửa lại: Thiên Chúa giáo, dù chẳng có Đạo nào tên là Thiên Chúa giáo cả (muốn dịch ra các thứ tiếng chắc người dịch cũng phải vận dụng hết cuốn từ điển).

Trước khi quay trở lại chuyện ông linh mục kia, tôi xin nói lan man qua một việc khác. Năm ấy tôi làm cho một công ty bảo hiểm, chức danh BDC (tư vấn phát triển kinh doanh). Chức danh là vậy nhưng công việc chính của tôi là tuyển dụng nhân viên tư vấn bảo hiểm và sau khi họ tham dự khoá học thì tôi giúp đào tạo thêm khi họ đi làm.

Một hôm có một sinh viên mới ra trường đến xin việc. Tôi thấy anh chàng trả lời phỏng vấn lơ mơ nên chưa đủ tiêu chuẩn nhận vào. Tôi bèn hỏi thêm câu này: "Em có Đạo không?" Anh chàng hăng hái nói: "Dạ không. Em được học ở trường rằng tôn giáo là thuốc phiện mê dân. Ba má em dặn không được theo tôn giáo nào, để sau này còn phấn đấu..."

Tôi mỉm cười nghe anh chàng hăng hái "phát biểu" (chắc tưởng tôi là kẻ cơ hội, cũng không thích tôn giáo). Nghe xong, tôi nhẹ nhàng nói: "Này em, tôi thấy em thiếu một số điều kiện nên hỏi em câu ấy. Công ty này đánh giá cao người có tôn giáo (theo Đạo nào cũng được). Và theo bảng chấm điểm, nếu ai có tôn giáo và thực hành tôn giáo thì được cộng 100 điểm phỏng vấn (khoảng 6%). Và tôi cho anh chàng xem bảng qui tắc chấm điểm.

Nghe vậy, anh chàng lúng túng và nói: "Dạ nãy giờ em nói theo bài học thôi, chứ ở nhà em bà nội em luôn dạy con người cần có tôn giáo". Câu này dĩ nhiên không giúp anh ta có điểm, nhưng nói lên một thực trạng: con người ngày nay dường như không còn tin điều mình nói.

Nhưng thôi, đó là chuyện một sinh viên còn non nớt, đáng con cháu ông linh mục kia cả về tuổi đời lẫn về nền giáo dục. Vậy tại sao một ông linh mục lại khai là không tôn giáo?

Nghĩ mãi, tôi chỉ thấy có hai khả năng: một là ông ấy là linh mục quốc doanh (mà đúng là lờ mờ quốc doanh thật). Mà đã làm linh mục "hai chủ" thì chuyện tôn giáo đối với họ có gì quan trọng. Khai không tôn giáo có khi còn dễ ăn nói nơi công đường (dễ ăn và không nói cũng không sao).

Khả năng thứ hai có thể là do người phụ trách ghi nhầm. Nhưng điều này thật vô lý. Không có anh văn thư nào khờ đến nỗi tự ghi nhầm phần tôn giáo. Mà giả như có một loại văn thư như thế thì khi văn bản xuất hiện công khai, đương sự phải đính chính chứ. Không đính chính có nghĩa là chấp nhận, thì lúc đó trùng khớp với khả năng thứ nhất.

Bài viết này không nhằm phê bình ông linh mục nọ, bởi lý do đơn giản là quý ông trong cái ban đoàn kết ấy thì cũng không cần ai góp ý, vì họ vốn biết việc họ làm mà. Và việc họ làm dù gì cũng đã công khai chối bỏ công lý rồi.

Nhưng tôi rất sợ giới trẻ sẽ bắt chước nên muốn nhân cơ hội này nhắc nhở nhau (cho các bạn và cho tôi) rằng Chúa Giêsu là tất cả. Chối Người là chối bỏ mọi giá trị của đời mình và rồi chính mình cũng không được ai tin.

Hãy vào các Facebook mà xem. Các bạn trẻ, rất trẻ, vẫn hiên ngang và hãnh diện ghi mình là môn đệ Thầy Giêsu, ngày ngày vẫn post lên đó Lời của Người, hình của Người và đường Người đi. Các bạn ơi, đừng bắt chước ai ngoài Giêsu, dù người đó có xưng là linh mục, mà lại nói là không quen với Giêsu thì chúng ta cũng không quen với họ.

Hãy cùng làm một băng reo các bạn ơi. Giêsu: ánh sáng của tôi. Giêsu: tình yêu của tôi. Giêsu: tôi trọn đời tuyên xưng Người.

Gioan Lê Quang Vinh

http://www.vietcatholic.org/News/Html/101226.htm

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 34 THƯỜNG NIÊN NĂM B - ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ (Ga 18, 33b-37)



XÉT XỬ 
Sưu tầm
Chính trong Chúa nhật sau cùng của năm phụng vụ, chúng ta tự nhiên nghĩ về sự phán xét – Sự phán xét sau cùng và sự phán xét mỗi người chúng ta sau cái chết. Tin Mừng hôm nay làm chúng ta hết sức ngạc nhiên, bởi vì ở đây người bị xét xử là chính Đức Giêsu, Đấng mà chúng ta gọi là Vua của chúng ta.
 
Đôi khi trong một phiên tòa, xảy ra trường hợp bị cáo là chính quan tòa. Quả thật, đôi khi chính khái niệm công lý bị xét xử.
 
Hãy lấy trường hợp của Louise Woodward, một người Anh 19 tuổi mà ban bồi thẩm ở Massachusetts tin rằng năm 1998 cô đã giết chết một em bé tám tháng tuổi, Matthen Eappen được giao cho cô chăm sóc. Nhưng nhiều người theo dõi vụ án đã tin rằng công lý đã mắc sai lầm. Người ta cho rằng cô đã giết em bé vì lầm thuốc. Nhưng đây chỉ là sự nghi ngờ hợp lý và ban bồi thẩm khó có thể tìm ra bằng chứng giết người – Đoàn luật sư được kêu gọi chống lại bản án cho cô.
 
Lúc đầu vụ án, Louise là một bị cáo. Nhưng giờ đây mọi tập trung đều hướng về quan tòa Hiller Zobel, ông đã xem lại bản án. Trong lúc chờ đợi quyết định của ông, nhiều câu hỏi được đặt ra về tính cách của ông. Người ta nói rằng ông là người có tư tưởng độc lập. Một người không bị dư luận làm dao động hoặc nhượng bộ một áp lực. Bản án ông đang đi đến sẽ cho biết những nhận xét ấy về ông có đúng hay không. Giờ đây, chính quan tòa Zobel đang được xét xử.
 
Sau khi cân nhắc cẩn thận Zobel thay đổi bản án của ban bồi thẩm là giết người mức độ hai thành tội ngộ sát. Vâng một em bé đã chết và Louise đã bị khiển trách về cái chết ấy. Nhưng cô không phải là kẻ sát nhân. Và khi cô đã phục vụ mười bảy tháng trong nhà tù. Cô được trả tự do. Trong con mắt của những quan sát viên trung lập, bản án của ông là đúng đắn. Từ vụ đó, danh tiếng của quan tòa Zobel được nâng cao. Ông đã chứng tỏ là một người quan tâm đến công lý với tất cả sự nhiệt thành.
 
Hình ảnh của cảnh tượng trong Tin Mừng hôm nay. Đơn độc và không vũ khí, Đức Giêsu đứng trước Philatô trong vụ xử liên quan đến mạng sống của Người. Người đã bị những người Do thái kết án gây ra xáo trộn trong dân, và nói với họ đóng thuế cho xê-da là sai lầm.
 
Tuy nhiên, Philatô đã sớm thấy rằng Đức Giêsu vô tội. Ông còn tuyên bố. Người vô tội trước nhà lãnh đạo tôn giáo. Nhưng các nhà lãnh đạo tôn giáo bắt đầu gây áp lực chính trị trên ông. Họ đe dọa sẽ báo cáo lên Rôma việc ông trả tự do cho một người mà họ xác nhận là kẻ thù của xa-dê.
 
Giờ đây sự chú ý chuyển từ Đức Giêsu qua Philatô. Giờ đây Philatô là người bị xét xử. Ông có thấy rằng công lý phải được thực hiện không? Đức Giêsu làm cho điều đó trở nên dễ dàng đối với ông bằng cách bảo đảm rằng Vương quốc của Người không đe dọa Xê-da. Philatô đã đấu tranh với điều đó. Nhưng rồi ông bắt đầu thỏa hiệp. Ông cố làm nguôi những kẻ kết án Đức Giêsu. Trước hết bằng cách cho đánh Đức Giêsu bằng roi và rồi cho thả Baraba. Khi điều này không làm họ thỏa mãn, ông nhượng bộ áp lực và trao Đức Giêsu cho họ.
 
Philatô biết điều ông đã làm. Ông sai đem nước để rửa tay với hy vọng vô ích được tẩy sạch khỏi những vết nhơ vì máu vô tội. Sau cùng ông là người bị lên án. Chỉ cần một cái búng tay, ông có thể trả tự do cho Đức Giêsu. Tuy nhiên vì sợ cho địa vị của mình, ông đã để cho một người vô tội nhất bước đi trên mặt đất này để đến cái chết. Sự hèn nhát của Philatô tương phản với sự can đảm thinh lặng của Đức Giêsu.
 
Ngày nay các nhà lãnh đạo chính trị thường bị những áp lực tương tự. Các nhóm áp lực chi phối họ, đe dọa sẽ bãi nhiệm họ nếu họ không theo đường lối của các nhóm đó. Cũng có lúc, tất cả chúng ta sẽ bị áp lực. Tất cả chúng ta thấy mình bị xét xử.
 
Bởi cách chúng ta sống, đặc biệt bởi thái độ của chúng ta đối với sự thật và công lý, chúng ta tuyên bố mình đứng về phía Đức Kitô và vương quốc của Người, hoặc chúng ta giống như Philatô, đi theo con đường trốn tránh và hèn nhát. Không thể có thái độ trung lập.
 
Ai xét xử Philatô? Ông là người xét xử chính mình. Chúng ta cũng xét xử chính mình. Đừng chờ đến ngày phán xét cuối cùng. Phán xét xảy ra ngay bây giờ. Nó diễn ra mỗi ngày, trong những điều nhỏ. Trước khi kết thúc, người ta đã phán xét mình. Bằng trăm, ngàn cách họ đã chọn theo hoặc chống chính mình hay anh chị em của mình, theo hoặc chống sự thật. Sự phán xét của Thiên Chúa sẽ không hoàn thành một điều gì mới. Nó sẽ đưa ra hầu như những việc đã làm.
 
Tuy nhiên chúng ta đừng bao giờ quên rằng tình yêu và lòng thương xót của Chúa Cha ở trung tâm Vương quốc. Đức Giêsu không nói để chúng ta sợ hãi ngày cuối cùng đó, mà chỉ để chúng ta sẵn sàng cho ngày đó.
 
Vui biết bao khi thuộc về Đức Kitô và vương quốc của Người. Hãy để đời sống chúng ta được thần khí Người cai trị và bằng những phương thế nhỏ bé hãy làm việc để mở rộng nước của Người – một vương quốc của chân lý và sự sống, sự thánh thiện và ân sủng, công lý, tình yêu và hòa bình. 

(tinmung.net)

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

re: cũng trên Internet

Thiệp báo tang: Thân mẫu LM Trịnh Tín Ý, vừa qua đời tại Bình An

"Ta là sự sống lại và là sự sống" (Ga 11,25)

THIỆP BÁO TANG
Trong niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh, gia đình chúng con kính báo:
Mẹ của chúng con là:
BÀ CỐ MARIA NGUYỄN THỊ VĂN
Sinh năm 1918 tại Kim Sơn, Ninh Bình
đã được Chúa gọi về lúc 9g00 thứ tư 21.11.2012
tại tư gia số 2600 Phạm Thế Hiển, Quận 8, TP.HCM
Gx. Bình An Thượng , Hạt Bình An, Tổng Giáo Phận Sàigòn,
hưởng thọ 95 tuổi.

* Thánh lễ Nhập Quan lúc 8g00 sáng thứ năm 22.11.2012.
* Thánh lễ An Táng lúc 9g00 sáng thứ bảy 24.11.2012
tại Nhà thờ Bình An Thượng.

Xin lời cầu nguyện cho mẹ của chúng con sớm về hưởng nhan thánh Chúa.
Chúng con cảm tạ.

Đại diện gia đình kính báo:
Têrêsa Trịnh Thị Giang, trưởng nữ
Linh mục Giuse Trịnh Tín Ý, thứ nam
Linh mục Phanxicô Pạm đình Sơn, cháu ngoại

Dòng họ Gia Phát xin chia buồn với cha Giuse Trịnh Tín Ý
(thuộc Khoá cuối cùng của TCV Thánh Phaolô Phú Nhuận - hiện là Cha Sở
Gx. Vinh Sơn Quận 10)
cùng tang quyến họ Trịnh-Nguyễn, kèm với lời cầu nguyện tha thiết
trong năm đức tin.
Có thể gửi lời phân ưu với cha Ý : 091.380.1255 - vinhson249251@gmail.com

Lm. Joseph Phạm Bá Lãm

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Báo cáo thu-chi

Tồn quĩ kỳ trước: 834.772 + [500USD + ngân hàng (1 lượng vàng SJC + 18.000.000)]

(Đã post Báo cáo thu-chi 15/9/2012)

 

27/9 /2012:

Đóng niên liễm 2012: Cầu500.000

quà thăm Ex Khải 787: 2.000.000

quà thăm Exa Tuấn 813: 500.000

21/11/2012: Lãi ngân hàng (VND) 540.000 (21/8/2012 đến 21/11/2012)

(Kỳ trước ghi nhầm kỳ hạn ngân hàng 21/5/2012 đến 21/8/2012, không phải 21/5/2012 đến 21/7/2012)

Rút tiền ngân hàng: 1.000.000 (còn lại 18.000.000-1.000.000 = 17.000.000)

 

Tồn quĩ: 374.772 + [500USD + ngân hàng (1 lượng vàng SJC + 17.000.000)]

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

re: thấy trên mạng

CHA NGUYỄN NHƯ YÊNG

Bắt đầu ngồi viết lúc này đã là 7 giờ sáng Boston ( Việt Nam 7 giờ tối Chúa Nhật, sáng thứ hai cha Quang Uy lên khuôn báo Ephata: mong cha hiểu vì sao ), tôi rất muốn viết đôi dòng về Chủng Viện nhân Ngày Nhà Giáo 20 tháng 11, chẳng hiểu sao ý thì dư nhưng hễ đụng đến bàn phím là y như bút hết mực. Cũng có lẽ vì "bội thực", tôi "ăn cơm Nhà Đức Chúa Trời" đã quá nhiều năm, thụ công lao dưỡng dục tựa sông Hằng, nên loay hoay mãi không biết phải bắt đầu thế nào, đồng nào mua rau, đồng nào mua mắm, rõ cầm tiền trong tay mà cứ thẫn thờ.

Tôi đã đọc biết bao bài viết về học đường, giáo dục, kỷ niệm thầy cô… có những bài viết rất hay, tình người, đọc rưng rưng dòng lệ… nhưng thương thay lại không có bài nào viết về mái trường Chủng Viện. Các bạn cùng lớp tôi một khi ra khỏi Mái ấm là đi thẳng, đã không bao giờ trở lại thăm, tôi liên tưởng đến con tàu ông Noe ngày mắc cạn, thả con sáo đi kiểm tra: sáo "vượt Trường Sơn", sáo đi thẳng không hẹn ngày về. Quanh quẩn trong tầu chỉ còn đám bồ câu ăn chay trường, sống với khói hương nên "khờ khạo". Nghĩ cũng tội cho các cha giáo, bất công cả một đời "giáo nghèo". Suốt đêm qua nằm thừ người trên ghế sofa tôi cứ suy nghĩ mãi mà vẫn không viết thêm được chữ nào vào dàn bài đã lên khuôn.

Cam phận bạc lòng, tôi đi ngủ.

Không hiểu sao sáng nay tôi lại có ý nghĩ da diết về cha Gioan Nguyễn Như Yêng. Cha dạy Nhạc, Địa Lý, Sử, chủ nhiệm lớp Chín… Hình ảnh cha hiện lên trong tâm trí tôi luôn luôn với cặp kính trắng dầy cộm. Ấn tượng nhất chữ ký của cha, chữ "Y" duy nhất với nét uốn éo lượn xoắn quanh nhiều vòng, tôi thần tượng bắt chước mãi mà sao nét cong vẫn gượng gạo không tự nhiên.

Năm lớp Tám, tôi thường ghen tỵ với lớp Chín vì có cha Yêng làm Chủ Nhiệm: sao lớp người ta lúc nào cũng dòn dã tiếng cười, trong khi lớp mình ảm đạm chiều thu như Đạm Tiên nơi Phần Mộ. Mãi đến năm lớp Chín tôi mới được thỏa lòng. Qua cặp "ve chai" cha nhìn thấu vấn đề: năm lớp Chín là năm quan trọng của đời người với tuổi dậy thì, phái nữ mượt mà óng ả ô mai, còn bọn con trai chúng tôi lại là thời nhiệt thành nóng bỏng, hăm hở trùm lấp, thân xác vừa chín tới và mộng mơ mới trở mình. Thấy chúng tôi nhiều đứa xanh lét, cha bỏ tiền túi phát động mỗi đứa phải uống một ly sữa do chính tay cha pha và buổi chiều sau giờ thể thao.

Cha Yêng có những suy nghĩ đột phá đi trước chương trình đào tạo của Chủng Viện, đáp ứng nhu cầu thời đại cha khuyến khích chúng tôi học thêm tiếng Anh ( ngoài tiếng Pháp là Sinh Ngữ chính ), với những sách học tiếng Anh mua ở Hội Việt Mỹ Cha tự thiết lập tủ sách đặt trong phòng riêng của mình.

Năm 1987, ở trại tỵ nạn Phanatnikhôm Thái Lan, lúc đó tôi là người chuyên phụ trách chăm lo cho các em minor ( dưới 18 tuổi, vượt biên không có cha mẹ bên cạnh ) tôi gặp một thầy tự nhận là nghĩa tử của cha Yêng, sống ở ngoài khu vực dành riêng minor, cứ đến giờ lại vào dạy thêm cho các em, thấy có chiếc nhẫn cưới đeo tay, tôi hỏi:

- Sao cậu đi tu mà lại có gia đình ?

- Không phải. Cha Yêng đã tặng chiếc nhẫn cưới này cho tất cả các thầy nghĩa tử của ngài. Cha dặn: các con hãy luôn đeo chiếc nhẫn này, trước là nhớ đời mình đã tận hiến Thiên Chúa, sau là để giữ mình khỏi sa ngã.

Vài năm trước, lúc cha nằm bệnh viện, các bạn tôi rủ nhau đến thăm cha Yêng, thấy trong đám có một học trò nổi tiếng nghiện rượu, cha cố vươn người nhỏm đầu khuyên nhủ:

- Con phải cố gắng bỏ rượu vì có hại cho sức khỏe, mau dẫn đến nghĩa địa. Uống bia điều độ vẫn tốt hơn, con ạ.

Anh bạn nghiện của tôi đùa cãi lời thầy dạy:

- Cha nói sao chứ ở nghĩa địa thấy toàn mộ bia, đâu có mộ rượu.

Nghe thế cha nằm phịch xuống, không biết là nói đùa, mệt lả thở hắt ra. Một bạn khác xót thương vuốt lời nịnh rất "Thần Học":

- Cha nói phải đấy anh bạn ạ ! Trong lời kinh vẫn đọc chỉ nghe "Đức Bà là Hòm Bia Thiên Chúa" đâu phải là "Hòm Rượu"…

Bạn đọc mến, đôi lúc có một vài bạn Linh Mục viết thư tâm sự ngã lòng vì lòng tận tụy vất vả của mình như chìm đáy biển, không mang lại kết quả. Nghe tội nghiệp quá, khi người Tông Đồ ngồi nhìn đếm lại bước chân mình, đếm đến đâu bước chân bị xóa đến đấy, để cuối cùng chỉ còn thấy quạnh hiu một mình. Tôi không biết trả lời thế nào, bèn kể đời mình: từ khi xa lìa Chủng Viện đã gần 25 năm qua, tôi chưa hề gặp lại hoặc viết thư thăm hỏi cha Nguyễn Như Yêng, dầu vậy những lời nói, lòng tận tụy, ánh mắt, nụ cười, tôi vẫn không bao giờ quên.

Lúc này mắt cha đã gần như mù không còn đọc sách được, nhưng đôi mắt đó vẫn sáng rực rỡ trong trái tim tôi. Nếu ai có dịp đến thăm cha, xin cho tôi gửi lời nhắn: Đức Tin cha đã gieo, tôi vẫn còn giữ vẹn toàn. Đức Tin đó như ngọn lửa Olympic, tôi nguyện sẽ trao đến tận tay người khác kế thừa. Một ngày nào đó khi đã mãn phần tôi sẽ kể lại với Chúa là cha Yêng chính là người đã gieo những hạt đó nơi tôi. Người Tông Đồ hạnh phúc là người đi gieo không mong ngày gặt, tận tụy hết lòng không mong đáp đền. Cứ đi và đi mãi không quay lại đếm bước chân…

Cha ơi ! Con sẽ nhớ mãi không bao giờ quên.

NGƯỜI TÔI TỚ VÔ DỤNG, Hoa Kỳ, Ngày Nhà Giáo 2012

( Ephata 536)

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam
TÌNH YÊU CAO VƯỢT MỌI TÌNH YÊU
2 Mac 7, 1.20-23.27b-29; Rm 8, 31b-39; Lc 17, 11b-19

Lời Chúa trong lễ Các Thánh Tử Đạo VN hôm nay gây sốc. Thật khó chấp
nhận. Thật ngược đời. Sao Chúa Giêsu lại đòi hỏi người theo Chúa phải
từ bỏ mạng sống mình cho Chúa? Sao một bà mẹ có thể đứng nhìn và còn
khuyến khích tất cả các con mình đi vào cái chết? Đó là tình yêu hay
thù hận? Đó là khôn ngoan hay điên dại? Đó là sự thật hay chỉ là ảo
tưởng? Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã chọn lựa thế nào?

Cac ngài đã chọn Sự thật hơn cả mọi sự thật. Trước mặt vua quan, Các
Thánh Tử Đạo đã phải quyết liệt chọn lựa sự sống hay sự chết, thể xác
hay linh hồn, trần gian hay Thiên Chúa. Đối với người đời chẳng có gì
thật hơn trần gian. Chẳng có gì cụ thể hơn thể xác. Và chẳng có gì quí
giá hơn mạng sống. Thế nhưng các ngài đã lựa chọn những điều mà thế
gian không thấy nên cho là ảo tưởng. Nhưng những ảo tưởng đó còn thật
hơn cả sự thật. Vì những gì thấy được rồi đến thời hạn phải tiêu tan.
Những giá trị đời này thật mong manh. Hình tượng thật ra là ảo ảnh.
Chỉ có Thiên Chúa mới vĩnh cửu, linh hồn mới bất tử và cái chết trong
đức tin mới đem lại sự sống đích thực. Ta hãy đọc lại tích truyện vị
tử đạo trẻ tuổi tên Mới người Thanh hóa:
Thế kỷ 19, khi cơn cấm đạo nổi mạnh trên tỉnh Thanh hoá, một hôm,
người ta dẫn đến trước mặt quan án một thiếu niên 17 tuổi – tên là MỚI
– Thấy mặt mũi khôi ngô tuấn tú, quan động lòng thương.
- MỚI - quan nói – con cứ đạp thánh giá đi, rồi ta sẽ ban thưởng một nén bạc.
- Bẩm quan lớn, một nén bạc chưa là gì.
- Được, ta sẽ ban một nén vàng. Con hãy đạp Thánh giá đi.
- Ồ, bẩm quan lớn, một nén vàng cũng vẫn còn ít quá.
- Sao ? quan sửng sốt, quát : Thế còn chưa đủ ư ? Vậy mày muốn bao nhiêu ?
- Bẩm, nếu quan lớn muốn tôi đạp Thánh giá, thì xin quan lớn hãy cho
tôi cái gì có thể mua được một linh hồn khác đã...
Và người thiếu niên bình tĩnh bước vào pháp trường, vẻ anh dũng tươi cười.
Chàng thanh niên này đã hiểu thấu đáo Lời Chúa: "Người nào được cả thế
giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi
gì"(Mt 16, 26). Và chàng đã chọn lựa điều có thực hơn cả sự thực.
Các ngài đã chọn sự Khôn ngoan hơn cả mọi khôn ngoan. Thánh Hồ đình Hy
là quan lớn trong triều đình. Thánh Tôma Thiện tuổi trẻ tài cao tương
lai hứa hẹn. Thánh Án Khảm giàu sang phú quí. Đó là những điều mà
người đời ước mơ. Thế mà các ngài đã từ bỏ tất cả. Người đời cho rằng
các ngài thật dại dột. Thế nhưng trước mặt Chúa, sự dại dột của các
ngài trở thành sự khôn ngoan. Và Chúa đã dùng sự dại dột để chế nhạo
sự khôn ngoan của người đời. Chúa đã đặt một người ngư phủ thất học
làm đầu Giáo hội. Đế quốc La mã hùng mạnh với những vua quan tài ba
lỗi lạc đã bách hại Giáo hội bé nhỏ trong 300 năm. Nhưng các Đại Đế
qua đi với các đế quốc hùng mạnh cũng chìm vào quên lãng. Trái lại
người ngư phủ thất học và căn nhà của ông vẫn bền vững. Tại Việt nam
cũng thế. Một nhóm người bé nhỏ nghèo hèn bị bách hại trong 3 thế kỷ
17, 18 và 19. Nhưng rồi các vua chúa qua đi và Giáo hội không những
bền vững mà còn phát triển mạnh mẽ. Vì thế thánh Phê rô Truật đã
khuyên chúng ta: "Ai khôn mới biết hiến mình cho chân lý, để chiếm hữu
phần gia nghiệp muôn đời". Quả thật sự dại dột của các ngài còn khôn
ngoan hơn cả mọi sự khôn ngoan trần gian. Vì các ngài đã nắm vững Lời
Chúa: "Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng
sống vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy. Vì người nào được cả thế
giới mà phải đánh mất chính mình hay là thiệt thân, thì nào có lợi
gì?"(Mt 16, 25-26).
Các ngài đã chọn Tình yêu cao vượt mọi tình yêu.
Chúa Giêsu vì yêu thương ta nên mong muốn ta sống như Người. Người mời
gọi ta hãy vác thập giá vì chính Người đã vác thánh giá. Người mời gọi
ta từ bỏ mạng sống vì chính Người đã từ bỏ mạng sống. Các Thánh Tử Đạo
đã hiểu được điều đó nên đã theo Chúa cho đến cùng, đã hiến mạng sống
để làm chứng cho Chúa. Đó là tình yêu đích thực, tình yêu cao cả, tình
yêu vượt trên mọi tình yêu như Chúa Giêsu đã nói: "Không ai có tình
yêu cao cả hơn người dám hi sinh tính mạng vì bạn hữu"(Ga 15, 13).
Bà mẹ trong sách Macabe có tình yêu đó. Nên bà khuyên nhủ các con hãy
hiến mạng sống cho Chúa. Chắc chắn bà phải đau khổ rất nhiều khi phải
chứng kiến cả 7 người con chết trong một ngày. Lòng bà chịu đau đớn
hơn cả cái chết. Bà đã có tình yêu vượt trên mọi tình yêu và đã truyền
cho cả 7 người con tình yêu lớn lao như thế.
Mỗi lần ôn lại hạnh tích các Đấng Tử Đạo, lòng chúng ta không khỏi
dâng lên chí khí hào hùng và ước nguyện được noi gương các ngài. Ngày
hôm nay, tuy không còn cảnh bắt đạo và giết người có đạo như xưa,
nhưng ta vẫn có thể noi gương các ngài, chịu tử đạo trong đời sống
hằng ngày.
Noi gương các ngài, ta hãy biết chọn những sự thật vượt trên mọi sự
thật. Đó là chọn Thiên Chúa chứ không chọn trần gian. Chọn linh hồn
chứ không chọn thân xác. Chọn chết đi trong quên mình, trong những hi
sinh nhỏ bé hằng ngày.
Noi gương các ngài, ta hãy biết chọn sự khờ dại trước mặt người đời để
được sự khôn ngoan của Thiên Chúa. Hãy biết chọn địa vị thấp kém nhất.
Hãy biết chọn công việc tầm thường nhất. Hãy biết chọn bị thiệt thòi
để nhường phần hơn cho người khác. Hãy biết chọn bị quên lãng, bị
ruồng bỏ, bị khinh miệt vì Chúa.
Nhất là hãy biết chọn sống yêu thương. Yêu thương thật sự trong quên
mình mà không đòi được đền đáp. Yêu thương sẵn sàng tha thứ mọi lỗi
lầm, xúc phạm. Yêu thương dám hi sinh mọi sự kể cả tính mạng cho tình
yêu.
Sống như thế ta thật sự đi vào tinh thần Tám Mối Phúc Thật. Sống như
thế ta đang chịu tử đạo hằng ngày. Sống như thế, ta hằng ngày giặt áo
linh hồn trong Máu Con Chiên. Sống như thế ta không hổ thẹn là con
cháu của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Anh Hùng. Sống như thế ta sẽ được
nhập đoàn cùng với đoàn đông đảo các thánh mặc áo trắng dài, tay cầm
cành thiên tuế được đến trước ngai Con Chiên.
Lạy Các Thánh Tử Đạo Việt Nam xin giúp chúng con được can đảm noi
gương các ngài, luôn chọn lựa sự thật vượt trên mọi sự thật, chọn sự
khôn ngoan vượt trên mọi sự khôn ngoan và chọn lựa tình yêu vượt trên
mọi tình yêu. Xin thương đến Giáo Hội VN thân yêu. Amen.
TGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Re:tin cuối tuần

Chào tất cả anh em
Vừa rồi Ex Lâm 790 liên hệ để mời anh em tham dự đám cưới thì biết tin Cha Định bị đau. DR có hỏi thăm thì ban đầu chỉ là cảm cúm sơ sơ; dịp lễ các linh hồn ra nghĩa trang nên cảm nặng hơn. Nghe nói bệnh chạy vào phổi. Cho nên phải nằm bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 3 ngày. Nay Ngài đã về lại giáo xứ. Nếu mọi việc thuận lợi Ex Định 766 sẽ tham dự đám cưới con Ex lâm 790 để gặp anh em. Ngài gửi lời thăm anh em và cũng xin anh em thêm lời cầu nguyện.
Cha già Quảng Xuân Ex Thước 812 cũng bị cảm cúm qua loa. Hiện nay công trình nhà thờ đã đi vào giai đoạn cuối: lắp cửa... Cha già Quảng Xuân hi vọng sẽ dâng lễ tạ ơn trong dịp mùng 10 tết ( tức 19/2/2013). Lúc đó sẽ có thiếp cho anh em...
Đó là chuyện quá khứ!
Tương lai gần thì mấy Ex Cờ Hoa đang chuẩn bị lễ Tạ ơn và mua sắm black friday. Cuối tuần tới chắc sẽ có nhiều anh em đi tĩnh tâm trên foyer Cao Thái... Chà ra phòng đi dự đám cưới chắc có nhiều chuyện như "suy tư thần học " gì đó. Thôi, chờ thôi.
Ex 772

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Re: tin vui


       Thân chào tất cả anh em,
    Sắp tới,vào CN lễ Ki Tô Vua,gia đình ex tui có tổ chức lễ Vu Quy cho Phương Trân,con gái thứ 3.
    Trân trọng kính mời quý cha và toàn thể các ex,exa đến chung vui cùng gia đình và chúc phúc cho 2 cháu.
    Thánh Lễ vào lúc 16g tại Thánh Đường Giáo Xứ Đa Minh-Ba Chuông(có thể thay lễ CN).
    Tiệc Cưới vào lúc 19g tại Nhà Hàng GLORIOUS,546-548 CMT8,P.11,Q.3,TpHCM.
    Sự hiện diện đông đủ của quý cha và các bạn Exluro68 là niềm vui và vinh hạnh cho gia đình ex tui.
    Mong được đón tiếp mọi người.Trân trọng.
P/S:Các ex ở xa xin hiệp thông trong lời cầu nguyện cho gia đình ex tui và tập thể Exluro68 yêu dấu.Thanks!

      Lâm 790 và gia đình.



Vào 03:18 Ngày 12 tháng 11 năm 2012, Du Sinh <dusinh@gmail.com> đã viết:
Chào tất cả anh em
Sáng nay LT 763 và danh tướng 770 đã lấy xe 4 bánh để đưa "bề Tấn " từ bệnh viện Thống Nhất về lại Foyer Cao Thái.
Tạ ơn Chúa, mọi việc diễn ra tốt đẹp cả. Xem thêm: http://exlurosg.net/?p=2722
Linh phụ của foyer Cao Thái tha thiết mời anh em bớt chút thời giờ để tĩnh tâm như ngày xưa.
Sắp tới đây vào ngày 23,24 và 25[ thứ sáu đến chủ nhật]  tháng 11 năm 2012 sẽ có buổi tĩnh tâm đặc biệt.
Bề Tấn tha thiết mong mỏi nhiều anh em ( cùng với gia đình càng tốt) có thể đi tham dự.
Trước mắt LT 763 và exa; danh tướng và exa đã đăng ký tham dự.
Anh em nào muốn tham dự xin vui lòng đăng ký trước ngày 20 tháng này. Có thể điện thoại 08 3725 0198 hay email về idccaothai@hcm.vnn.vn
PS: LT nói tĩnh tâm nghiệm chỉnh cho nên tuy 2 vợ chồng cùng đi nhưng ngủ riêng.
Ex Chung đã gần hoàn tất căn nhà ở ngoại ô tp Cần Thơ và được nhiều ơn lành.
Xin anh em chung lời ca tụng cảm tạ Chúa. Amen
Ex 772


Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Lai them 1 ba ....."đọc để biết" !

Thưa các bác ,
Ex tui phải công nhận rằng người phụ nữ bên VN bây giờ họ "dám nói , dám làm" thiệt , tui xin bái phục ...
Hic, hic , hic ...Thôi , "Em" xin trốn luôn bên Tây cho yên cái thân già ! Bài trích trong :

http://phunutoday.vn/chia-se/can-dan-ong/201211/dan-ong-ma-kiem-tien-thua-vo-la-hen-2189682/


......... Xưa nay các cụ ta vẫn coi người đàn ông là người trụ cột trong gia đình, người chèo lái con thuyền gia đình đi đến bến bờ hạnh phúc... Trụ cột gia đình ở đây không chỉ dừng lại ở việc anh là người đàn ông bản lĩnh, quyết đoán, là chỗ dựa tinh thần cho vợ, con mà còn là người kiếm ra nhiều tiền, đủ để nuôi sống vợ con và gia đình của mình. Có nghĩa, đàn ông phải là chỗ dựa cho vợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Còn anh, anh là người nhu nhược và thụ động.

Anh thấy khó khăn đã định từ bỏ, yêu nhau thấy gia đình vợ phản đối anh đã định bỏ cuộc, và nếu như không có sự quyết tâm của vợ chắc hai người đã không thể thành đôi, điều đó chứng tỏ anh nhu nhược, không có bản lĩnh và thiếu tính quyết đoán trong mọi vấn đề. Anh không thể là chỗ dựa tinh thần cho vợ, con, gia đình.

Về bằng cấp, anh cũng chẳng bằng vợ, về việc kiếm tiền, anh tự nhận thu nhập của anh cũng chỉ bằng ½ của vợ, và anh không thể đảm bảo cuộc sống cho vợ, cho con. Túm lại, anh là một thằng hèn.

Là một người phụ nữ, tôi nghĩ lấy phải những người đàn ông như anh làm cho phụ nữ thật thiệt thòi vô cùng. Tôi có thể chấp nhận việc chồng tôi nhu nhược, thiếu quyết đoán hơn vợ, nhưng không thể chấp nhận việc chồng tôi kiếm tiền ít hơn vợ, tôi nghĩ tất cả những người chồng kiếm tiền ít hơn vợ đều là một thằng hèn.

Vì như các anh đã thấy, tiền ở thời đại này vô cùng quan trọng và nó là thước đo mọi giá trị của con người. Hơn nữa, không có khả năng kiếm tiền, chứng tỏ các anh lười biếng, không chịu cố gắng vất vả vì vợ con.

Các anh cũng đừng đổ tội cho việc mình không có bằng cấp, không may mắn. Nó buồn cười lắm.

Tôi nghĩ, không phải ai sinh ra cũng đều may mắn cả, xưa kia có thể vì do một vài lý do nào đó nên anh thua kém vợ mình trên con đường học tập... Nhưng chẳng lẽ chỉ vì điều đó mà anh chấp nhận thua trong suốt cả cuộc đời này hay sao?

Như vậy thì anh quả là một con người quá hèn kém và nhu nhược đấy anh ạ. Vì trên thực tế có rất nhiều người giàu có, thành đạt kể cả trong công việc cũng như trong cuộc sống gia đình nhưng họ đâu cần phải học hành, bằng cấp này nọ đâu... Tất cả những thành công ấy là do sự cố gắng vươn lên từ những khó khăn trong công việc, cuộc sống của họ mà thành.

    • Honghanh76...

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

re:tin vui

Chào tất cả anh em
Sáng nay LT 763 và danh tướng 770 đã lấy xe 4 bánh để đưa "bề Tấn " từ bệnh viện Thống Nhất về lại Foyer Cao Thái.
Tạ ơn Chúa, mọi việc diễn ra tốt đẹp cả. Xem thêm: http://exlurosg.net/?p=2722
Linh phụ của foyer Cao Thái tha thiết mời anh em bớt chút thời giờ để tĩnh tâm như ngày xưa.
Sắp tới đây vào ngày 23,24 và 25[ thứ sáu đến chủ nhật]  tháng 11 năm 2012 sẽ có buổi tĩnh tâm đặc biệt.
Bề Tấn tha thiết mong mỏi nhiều anh em ( cùng với gia đình càng tốt) có thể đi tham dự.
Trước mắt LT 763 và exa; danh tướng và exa đã đăng ký tham dự.
Anh em nào muốn tham dự xin vui lòng đăng ký trước ngày 20 tháng này. Có thể điện thoại 08 3725 0198 hay email về idccaothai@hcm.vnn.vn
PS: LT nói tĩnh tâm nghiệm chỉnh cho nên tuy 2 vợ chồng cùng đi nhưng ngủ riêng.
Ex Chung đã gần hoàn tất căn nhà ở ngoại ô tp Cần Thơ và được nhiều ơn lành.
Xin anh em chung lời ca tụng cảm tạ Chúa. Amen
Ex 772

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 32 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 12, 38-44)



ĐỒNG TIỀN  
Sưu tầm
Có một ông già giàu gặp một vị đạo sĩ ngồi ở gốc cây bên lề đường, liền hỏi: “Ông ngồi đây làm gì vậy? Nhà tôi đang cần người giúp việc, về làm cho tôi ông sẽ có tiền”. Vị đạo sĩ trả lời: “Cám ơn ông, tôi rất sợ tiền bạc, vì ở đâu có tiền bạc ở đó có tội ác”. Ông nhà giàu nói: “Ông rất lầm nên mới yếm thế bi quan. Thế gian có tiền là có tất cả. Có tiền mua tiên cũng được, khắp đông tây đều công nhận như vậy”. Vị đạo sĩ trả lời: “Ông càng lầm hơn tôi, tiền bạc mở được mọi cửa trừ cửa thiên đàng. Đó là câu nói của các nhà đạo đức phương tây. Còn đông phương thì cho rằng: tiền bạc mua được tất cả nhưng không thể mua được lương tâm của người quân tử”. Ông nhà giàu lại nói: “Ông biết chứ, lịch sử chứng tỏ tiền bạc đi tới đâu thì ở đấy phồn thịnh. Có phải tiền bạc đã biến đổi thế giới khổ cực thành xa hoa sung sướng không?”. Vị đạo sĩ trả lời: “Ông chỉ thấy tiền bạc có một mặt, ông không thấy mặt trái của nó, lịch sử cũng ghi rõ: tiền bạc đi tới đâu thì gieo chia rẽ giàu nghèo, gây nên cảnh bất công, ghen tương, tranh chấp và chết chóc”. Ông nhà giàu không nói thêm gì nữa.

Cuộc đàm thoại giữa ông nhà giàu và vị đạo sĩ trên đây chỉ xác nhận những điều mà có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết và công nhận như vậy. Bởi vì tự nó tiền bạc chỉ có một giá trị rất nhỏ. Theo cách đánh giá này thì tờ 500 đồng cũng giống như tờ 1 đồng, chỉ là một tờ giấy có in hình khác nhau, đáng giá vài xu do tiền giấy và công in. Nhưng theo giá trị định ước, thì tờ 500 gấp 500 lần tờ 1 đồng. Chính vì giá trị định ước này mà tiền bạc dù rách, dù hôi, nó vẫn được quí trọng, dù đẹp dù xấu, dù mới dù cũ, nó vẫn được người ta dành cho nhiều cảm tình. Nó được chuyền qua biết bao nhiêu bàn tay và được sử dụng vào muôn vàn việc khác nhau.


Tiền bạc là phương tiện giúp cho người ta trao đổi để dễ dàng sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày. Nên tiền bạc tự nó không xấu mà trái lại là đàng khác. Nhưng nó trở nên tốt hay xấu là do con người sử dụng nó. Nó có thể được dùng vào những việc gian manh, bất lương, xảo trá, gây nguy hiểm và tai hại cũng như được dùng vào những công việc bác ái, xây dựng tình yêu, tạo nên tình bạn hay đem lại những lợi ích vật chất và tinh thần.


Như vậy, tất cả chúng ta đều nhất trí rằng: tiền bạc tự nó là tốt và luôn luôn có giá trị rất thực tế theo như định ước người ta gán cho nó. Tờ 1000 đồng chắc chắn phải hơn tờ 50 đồng, tờ 100 đồng, tờ 500 đồng. Nhưng tại sao trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu lại nói hai đồng tiền kẽm, chỉ đáng một phần tư đồng xu Rô ma của người đàn bà góa nghèo bỏ vào thùng tiền dâng cúng ở đền thờ lại quí hơn những số tiền lớn của những người giàu?


Xét về số lượng thì chắc chắn hai đồng tiền của bà góa thua kém xa số tiền lớn của những người khác. Nhưng xét theo tỷ lệ tương quan, nghĩa là về hoàn cảnh, về lý do, về mục đích thì người đàn bà này đã bỏ vào thùng tiền nhiều hơn, bà ấy đã cho nhiều hơn hết, vì bà không dâng những thứ dư thừa mà dâng những cái rất cần thiết để nuôi sống. Có thể số tiền đó chính là một ổ bánh mì, một lon gạo, một bó rau đủ để nuôi sống bà trong ngày hôm đó. Nhưng không, bà không lo đến tương lai, không lo ngày mai sẽ ra sao, bà chỉ biết phụng sự mà không biết lợi dụng tôn giáo hay lợi dụng Thiên Chúa. Trái lại, những người dâng cúng nhiều chỉ khoe khoang để tìm danh vọng tiếng khen. Số tiền họ dâng cúng tuy nhiều nhưng so với cơ nghiệp và gia tài của họ thì có thấm thía gì. Họ chỉ mất một ít tiền bạc nhưng lại được lời về danh giá và tiếng khen. Cho nên, thực sự họ chẳng cho hoặc dâng hiến được bao nhiêu. Đó là một cuộc đầu tư một vốn bốn lời. Đó là một sự lợi dụng tôn giáo và bác ái chứ không phải phục vụ. Chính vì lý do đó mà Chúa Giêsu đã đánh giá bà góa nghèo dâng cúng nhiều hơn mọi người.


Hơn nữa, đối với Thiên Chúa, điều quan trọng không phải là bao nhiêu, nhiều hay ít, miễn là với tất cả tấm lòng. Ngài không ham của cải Ngài đã ban cho loài người, nhưng chỉ muốn lòng thành thực của con người mà thôi. Cho nên, người ta có thể dâng thật nhiều cho Thiên Chúa, nhưng bao lâu người ta chưa dâng chính mình hay ít nữa những gì thuộc về bản thân, những gì liên hệ tới chính con người của mình thì kể là người ta chưa dâng hiến gì cả.


Qua bài Tin Mừng với việc làm của người đàn bà góa nghèo, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta biết ý nghĩa và giá trị của tiền bạc đối với người sử dụng nó và qua đó chúng ta rút ra được một bài học, đó là hãy biết cho đi. Bởi vì thương yêu là cho đi. Càng cho nhiều là dấu càng yêu thương nhiều, nhất là cho đi với một lòng thành thực thiết tha. Nhưng không phải chỉ cho những gì là vật chất như của cải, tiền bạc mới là cho. Chúng ta có thể cho những gì là siêu nhiên cao quí như lời cầu nguyện; và cho những gì là tinh thần như một nụ cười, một cái nhìn thiện cảm, một lời nói vui vẻ hiền hòa hay những lời an ủi chân thành…  

(tinmung.net) 

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Đi xa ?????

Bác PHT mến ;
Nếu mình đem câu hát của lão nhạc sỹ họ Trịnh ra mà suy gẫm 1 tý :
..... Ngày tháng nào đã ra đi , khi ta còn ngồi lại ,
Cuộc tình nào đã ra khơi , (do) ta còn mãi nơi đây .......
Như thế thì .... chả có ai đi đâu xa cả , mà vì các bác ấy khg đi đấy thôi !!!!!!
Toàn Thắng

Hoa thơm , cỏ lạ

"Ngày xưa sung sức thì nghèo
Bây giờ rủng rỉnh thì teo mất rồi!
Bây giờ sức khỏe tuyệt vời
Nhưng mà nó có đàn hồi nữa đâu!
Ngày xưa sức khỏe như trâu
Bây giờ "công cụ" nát nhàu như dưa!
Ngày xưa chẳng kể sớm trưa
Bây giờ loáng thoáng lưa thưa buồn lòng !
Ngày xưa như sắt như đồng
Như đinh đóng cột như rồng phun mưa
Bây giờ như cải muối dưa
Mười thang Minh Mạng vẫn chưa ngẩng đầu !
Trải qua một cuộc bể dâu
Cái thời oanh liệt còn đâu nữa mà...!".
- Nay mai về với ông bà
Nấp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân...


Toàn Thắng trich internet

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM B (Mc 12, 28b-34)



SỐNG NHƯ CON NGƯỜI
Sưu tầm
Hãy yêu thương nhau.

Có một ngôi làng kỳ lạ, trông từ xa thì quả là trật tự và đẹp đẽ. Chín mươi chín ngôi nhà trong làng đều được thiết kế giống nhau: một thửa vườn xanh um được một tường bức kiên cố bao bọc.

Nhưng điều đáng nói hơn cả là ở trước cổng, nhà nào cũng có một cái chuồng chó. Chín mươi chín con chó có nhiệm vụ bảo vệ nhà cửa và dân làng. Một bóng người thoáng qua trước cửa cũng đủ làm cho con chó sủa vang. Có khi cả chín mươi chín con cùng sủa một lúc.

Vì sống quá cách biệt, dân làng cũng chẳng có gì để nói với nhau. Âm thanh duy nhất mà họ được nghe suốt ngày là tiếng chó sủa. Dần dần âm thanh ấy trở thành quen thuộc đến nỗi người dân trong làng tưởng rằng đó chính là ngôn ngữ của họ. Mở miệng ra để nói với nhau thì ai cũng gào, cũng sủa.

Tình cờ có một người khách đi qua. Tếng chó sủa hàng loạt làm cho anh ta muốn tìm hiểu về ngôi làng. Anh ta đến gần một người đàn bà để hỏi chuyện, thế nhưng anh ta vô cùng ngạc nhiên bởi vì chính người đàn bà đã nói với anh ta bằng cách sủa.

Anh ta lại tiếp tục điều tra và càng ngạc nhiên hơn nữa, khi thấy tiếng nói của bất kỳ ai trong làng cũng chỉ là tiếng sủa mà thôi. Và rồi anh ta đã kết luận:

- Chắc hẳn đây là một thứ bệnh dịch cần phải báo cho hội đồng làng để tìm cách chữa trị.

Gặp ông chủ tịch, anh đã đề nghị trước hết phải phá đổ những bức tường và cổng nhà. Tiếp đến là đưa chó vào rừng để săn bắn nhờ đó chúng sẽ trở nên hiền hòa hơn. Và sau cùng, tổ chức một ngày đại hội để mọi người làm quen với nhau và tập nói lại ngôn ngữ của loài người.

Vừa nghe xong, ông chủ tịch cũng chỉ thốt lên những tiếng gâu gâu như tiếng chó sủa. Anh ta buồn bã bỏ làng ra đi. Sau lưng còn vang vọng những tiếng sủa không phải của chín mươi chín con chó, mà còn có sự phụ họa của cả dân làng.

Trong cuộc sống chúng ta thấy quyền tư hữu là điều căn bản, nó gắn liền với sự sinh tồn. Xây một ngôi nhà, dựng một bức tường là để thể hiện quyền lợi ấy. Ai cũng muốn của cải của mình được an toàn.

Thế nhưng, sự phòng vệ nào cũng có thể đưa tới cực đoan. Thay vì phòng vệ để sống thì người ta chỉ còn sống để mà phòng vệ. Thay vì sống với người khác, thì họ chỉ sống để chống lại người khác. Cuộc đời dần dần mất đi ý nghĩa của nó, người ta không còn sống như con người mà chỉ còn sống với nhau như những con vật, đúng như một câu danh ngôn đã diễn tả:

- Người với người là chó sói của nhau.

Sống như con người hay sống như con vật đó là một thách thức ngàn đời của nhân loại. Muốn sống như con vật chúng ta chỉ cần trang bị cho mình ngôn ngữ và nanh vuốt dễ gầm gừ và cắn xé lẫn nhau. Còn nếu muốn sống như con người, chúng ta cần phải đánh đổ mọi bức tường ngăn cách, cần phải bẻ gẫy mọi nanh vuốt và nói với nhau bằng ngôn ngữ của tình yêu, của cảm thông, của tha thứ… Có nghĩa là chúng ta cần phải thực thi lời Chúa truyền dạy:

- Hãy yêu thương anh em như chính bản thân mình.  

(tinmung.net) 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

THƯ MỜI .

Nhân dịp đỡ bệnh , về nhà . Ex Khải có gửi chút đồ nhắm đãi cảm ơn bạn bè 68 , xa gần , đã thăm hỏi ,động viên , cầu chúc bình phục v.v...

Thân mời các bạn 68 quá bước (hoặc rú ga ...) đến chỗ cũ ( 258 ) làm 1 cuộc bù khú .
Vào lúc 6PM Day 4 , Month 11 ,Year 2012 .
Trân trọng .

HC.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

LỜI CHÚA LỄ CẦU CHO CÁC TÍN HỮU ĐÃ QUA ĐỜI 02.11.2012 (Ga 6, 37-40)


LỜI TỪ TẤM MỘ BIA

Lm Đaminh Nguyễn ngọc Long
Vào những dịp giỗ chạp, ngày lễ cầu cho các Linh hồn đã qua đời, dịp đầu Năm mới hay dịp nào về thăm quê nhà... chúng ta thường dành thời giờ ra nghĩa trang thăm viếng phần mộ người thân nằm nơi đó.

Nghĩa cử này nói lên sâu đậm tâm tình lòng trung thành và biết ơn của người còn sống với người đã qua đời.

Ðến thăm viếng nơi đó, lẽ dĩ nhiên, ta chỉ có thể tâm tình một mình với người nằm chôn sâu kín trong lòng đất. Người đã qúa cố không biết có nghe được ta nói gì không? Ta thì không nghe thấy họ nói gì với ta. Dẫu thế, ta tin là mối dây liên lạc thần giao cách cảm linh thiêng nối kết hai thế giới người chết và người còn sống lại với nhau. Và tấm bia đá đặt dựng trên nấm mộ của họ nói cho ta một vài tâm tình, như nói thay cho người nằm dưới đó

"Tôi là một tảng đá nặng nề vô hồn được đặt dựng trên nấm mồ của người nằm dưới đây. Tôi không phải là người canh mồ, cũng không phải là vật chắn lối cản trở người khác đến gần nấm mồ đâu.

Người đã qúa cố bây giờ nằm chôn sâu kín trong lòng đất, vâng xương thịt đã tan rã thành bụi đất. Nhưng họ không biến mất hẳn khỏi sân khấu cuộc đời đâu. Tên tuổi, ngày chào đời, ngày sau cùng đời sống và quê quán của họ, và có khi cả hình chụp khi xưa nữa, được đục khắc ghi vào bia đá đây. Dù trải qua năm tháng nắng mưa ở giữa trời, nhưng còn vẫn rõ nét, vẫn đọc được. Bia đá ghi giữ lại căn cước của người qúa.

Cây Thánh gía dấu hiệu lòng tin của người qúa cố cũng được đục khắc ghi sâu đậm nét vào bia đá. Cây Thánh gía không phải là dấu hiệu của sự chết. Nhưng là dấu chỉ lòng tin ơn cứu độ, mà Chúa Giêsu đã đem lại cho con người.

Cây thánh gía là biểu hiệu của sự sống. Chúa Giêsu đã chết trên thập gía và đã sống lại. Ngài đã biến đổi cây thánh gía thành cây mang lại sự sống ơn cứu độ.

Chắc chắn, trong đời sống ai cũng phải trải qua nhiều giai đoạn lên xuống, đau khổ, hy sinh, thất vọng, bệnh tật đau đớn... Ðó là những giăng ngang lối cuộc đời. Cây Thánh gía khắc ghi trên phần mộ nói lên: cuộc đời người qúa cố nằm nơi đây không thiếu những bước giăng ngang lối cuộc đời như bao người khác!

Chiều dọc thẳng đứng của cây Thánh gía diễn tả sự liên đới giữa Thiên Chúa với người đã qua đời. Và chiều ngang cây Thánh gía nói lên sự tương quan giữa người qúa cố với người còn đang sống trên trần gian.

Trong đời sống ai cũng phải trải qua nhiều chặng đường thông thường cũng như bất thường. Vì thế:
  • Xin đừng buồn sầu thất vọng về đời sống, dù khi gặp phải cảnh phức tạp khó khăn. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa là nguồn hy vọng sẽ vực dậy cho sống lại.
  • Xin đừng nói mình bị lôi cuốn vào vòng đau khổ bệnh tật. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa cảm hóa chúc lành cho cuộc đời.
  • Xin đừng nghĩ rằng bị đẩy xa khinh chê cô đơn trong đời sống. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa không bỏ rơi ai. Người hằng hướng dẫn đời sống, như người mẹ cầm tay dẫn con mình đi.
  • Xin đừng cho rằng một mình phải vượt qua những cay đắng trên đường đời. Nhưng hãy vững niềm tin: Thiên Chúa hằng đồng hành giúp đỡ.
  • Xin đừng định kiến rằng mọi sự chấm dứt với cái chết. Chết là hết! Nhưng hãy vững niềm tin: Không, chết không phải hết, nhưng là khởi đầu một đời sống mới.
Chính Chúa Giêsu đã trải qua sự chết trước khi sống lại. Ngài là chúc phúc lành cho niềm hy vọng của con người.

(tinmung.net)

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Re: thông báo

Thưa anh em,
Chiều nay, 3 anh em  gồm LT Cầu, LP Chương và tôi đã đại diện lớp đi thăm cha bề trên F.X. Nguyễn hữu Tấn, đang nằm điều trị tại BV Thống Nhất. Hôm nay trông ngài đã tươi tỉnh hơn và lúc chúng tôi đến gặp lúc ngài đang chuẩn bị dâng thánh lễ.
Bốn cha con ngồi nói chuyện với nhau, ngài đã bị lãng tai bên phải nên lúc trò chuyện phải ghé sát vào tai trái.
Ngài hỏi han từng người trong 3 anh em dù không còn nhớ tên nhưng qua cách nói chuyện, trông ngài vẫn còn minh mẫn so với tuổi 87
Trong lúc mình lo cho sức khỏe phần xác của ngài thì ngài vẫn canh cánh lo cho phần hồn của các học trò ngày xưa : "các con hãy đến Foyer de Charité để tĩnh tâm..."



Xin anh em thêm lời cầu nguyện cho ngài sớm lành bệnh.

Ánh 757




LỜI CHÚA LỄ CÁC THÁNH NAM NỮ 01.11 (Mt 5, 1-12a)



XIN ĐƯỢC LÀM THÁNH VÔ DANH

Có lẽ trong suốt cả năm Phụng Vụ không có thời điểm nào mà mầu nhiệm hiệp thông được Giáo Hội đề cao một cách sống động khác thường như là thời gian đầu tháng 11 này. Ngày hôm nay, Giáo Hội hướng chúng ta về các thánh, tức là Giáo Hội chiến thắng. Ngày mai Giáo Hội hướng chúng ta về các đẳng linh hồn, tức là Giáo Hội đang thanh luyện. Hướng nhìn như thế để cho chúng ta, những người đang sống trong Giáo hội tại thế, tức là Giáo Hội chiến đấu, biết tìm cho mình một hướng đi, để mai sau chúng ta cũng đạt được vinh quang như các thánh mà chúng ta mừng kính hôm nay

1. Các thánh là những ai?

Sách khải huyền cho ta câu trả lời: “Các ngài là những người từ đau khổ lớn lao mà đến và đã giặt áo mình trong máu con chiên” (Kh 7,9). Rõ ràng các thánh không phải là những con người của quá khứ, cũng không phải là những nhân vật thần thiêng, siêu phàm, bẩm sinh đã là thánh, càng không phải là những con người lập dị. Các ngài cũng là những con người như chúng ta, đã giữ đạo, đã sống đạo và đã phản chiếu được sự thánh thiện của Thiên Chúa khi sống triệt để các mối phúc Chúa dạy, tức là “đã giặt áo mình trong máu con chiên”. Các ngài dám sống đức tin, dám dấn thân vì đức tin, dù có phải gặp “đau khổ lớn lao”. Các ngài có thể là những người thuộc gia đình, gia tộc của chúng ta; có khi là những người hàng xóm láng giềng của chúng ta nữa.

Nếu chúng ta được lên trời để thăm các thánh, chắc hẳn chúng ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước sự đa dạng của các ngài. Các Ngài thuộc đủ bậc đủ hạng : Tông đồ, Tử đạo, Hiển tu, Đồng trinh; là Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục, Phó tế, Giáo dân…; thuộc đủ màu da, tiếng nói, nghề nghiệp, tuổi tác, hoàn cảnh, giới tính: có thánh già, có thánh trẻ; có thánh nam, có thánh nữ… (Có người còn nói là có cả thánh pêđê nữa kìa. Tại sao không?) Có điều đại đa số các thánh là vô danh. Bởi chưng con số được Giáo Hội tôn phong là rất ít. Còn con số chưa được tôn phong là vô cùng lớn, như sách Khải Huyền đã nói: “Tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi nước mọi dân và mọi ngôn ngữ” (Kh 7,9). Trong số đó chắc chắn là có những người thân yêu của chúng ta. Chúng ta hãnh diện vì có các ngài cầu bầu cho chúng ta trước tòa Chúa.

2. Sứ điệp ngày Lễ Các Thánh muốn nói điều gì với chúng ta?

Thiết tưởng ngày lễ Các Thánh muốn nói với chúng ta 2 điều. Thứ nhất, lời mời gọi nên thánh không dành riêng cho một ai, hay một nhóm người nào. Chúng ta thường nghĩ rằng nên thánh là chuyện cao siêu dành cho một thiểu số đặc biệt nào đó, như các đấng, các bậc trong Hội Thánh. Nên thánh không có chuyện độc quyền. Mọi Kitô hữu đều được mời gọi nên thánh, và nên thánh là là bổn phận của hết mọi người chúng ta, như lời Chúa Giêsu đã dạy: “Anh em hãy nên thánh như Cha anh em trên trời là Đấng Thánh”. Thứ hai, nên thánh là bổn phận của hết mọi người. Vì sao? Bởi vì tất cả những ai được lên thiên đàng thì đều là thánh, ít là cũng thánh vô danh. Nói cách khác, muốn lên thiên đàng, phải sống thánh. Mọi Kitô hữu dù sống trong chức phận nào, địa vị nào cũng được mời gọi sống thánh, sống thánh ngay giữa đời. Được lãnh nhận bí tích rửa tội, được làm con cái Chúa, con cái của Giáo hội. Mà con cái Chúa, con cái của Giáo hội là con cái của sự sáng; con cái của sự sáng, nghĩa là phải trở nên thánh.

3. Cách thế nào để nên thánh?

Tâm lý thường tình ai cũng muốn được phong thánh, nhưng lại sợ, lại ngại sống thánh. Thế nhưng, nên thánh không hệ tại ở nỗ lực sống luân lý, hay tuân giữ lề luật như quan niệm của những người Luật sĩ và Biệt phái Do thái.

Lm. Nguyễn Cao Siêu trong một bài suy niệm đã viết: “Nên thánh là để cho tình yêu chi phối toàn bộ cuộc sống, là ra khỏi cái tôi hẹp hòi ích kỷ của mình để sống hết tình cho Thiên Chúa và sống hết mình cho tha nhân. Nên thánh là luôn lắng nghe tiếng Chúa và nỗ lực đáp trả trong từng giây phút hiện tại. Nên thánh là yêu mến cuộc sống mà Chúa đã tặng ban, là để cho Chúa yêu mình, nắm lấy tay mình dắt mình vào tình yêu diệu huyền của Ngài”.

Tắt một lời, nên thánh hệ tại ở việc thuộc trọn về Chúa, kết hiệp với Chúa là Đấng Thánh, đồng thời trung thành sống giới răn của Ngài là mến Chúa và yêu người.

Vậy mừng lễ các thánh hôm nay, chúng ta hãy cầu xin với các ngài cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta, để chúng ta có thêm sức mạnh và lòng can đảm sống đức tin như các ngài đã sống, hầu mai sau cũng được hưởng vinh phúc với các ngài trên thiên quốc. Amen.
Lm Giuse Nguyễn Thành Long
(thanhlinh.net)